QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 2 - XĂM TRUNG

1. Lá xăm

Quẻ xăm background

Cung Tý

鯨魚未變守江河
不可升騰更望高
異日崢嶸身變化
許君一躍跳龍門

Kình ngư vị biến thủ giang hà
Bất khả thăng đằng cánh vượt cao
Dị nhật tranh vanh thân biến hóa
Hứa quân nhất diệu khiếu long môn

Tung tăng bơi lội ở ven sông
chớ ngó trời cao với biển đông
Đợi ngày tỏa rạng thân thay xác
vượt được long môn mới hóa rồng

Cá Kình Chưa Hóa. Phàm việc gì tới lui đều nên nhẫn nại.

2. Giải xăm

Nhịn được hãy nhịn,
Chịu được hãy chịu.
Chờ cho thời đến,
Sẽ có công danh.

Nghĩa là: Phải cố nhẫn nhịn, Không nên nóng vội. Khi thời cơ tới, Công danh sáng tươi

Giải quẻ: Gia đạo bất an, Tự thân mãn nguyện, Cầu tài bất lợi, Hôn sự khó thành, người đi bình an
Điền vụ lục súc bất lợi, Tìm người thấy, Kiện tụng hòa, Vật mất tìm về hướng đông nam, bệnh cầu khấn thì qua, phong thủy cát

Tích cổ: Tô Tần Chưa Làm Quan:

Tô Tần (337 – 284 trước CN), tự là Quý Tử, là người làng Thừa Hiên, thuộc Lạc Dương nước Vệ thời kỳ Chiến Quốc (nay là thôn Thái Bình, Đông Giao, Lạc Dương, Hà Nam), là người thuộc phái Tung hoành gia nối tiếng, đưa ra kế "hợp tung" (liên kết các nước khác để đối phó với nước Tần), nối tiếng sánh ngang với Trương Nghi.

Tô Tần xuất thân trong một gia đình nông dân thuần túy. ông là em út trong năm anh em, cho nên có tự là Quý Tử (em út), các anh trai của ông là Tô Đại, Tô Lệ, Tô Tịch, Tô Cưu, đều là những người thuộc phái Tung hoành rất nối tiếng. Lúc này đang ở vào thời kỳ Chiến Quốc, các nước tranh đấu kịch liệt, người tài giỏi gặp được cơ hội tốt, rất nhiều người thuộc phái Tung hoành đi du thuyết ớ các nước chư hầu, nhờ tài ăn nói mà có được công danh phú quý, trở thành khanh tướng, quyền hành lấn át cả bậc quân chủ, thanh danh chấn động thiên hạ. Tô Tần rất ngưỡng mộ những người đó, lại thêm sự ảnh hưởng của người anh cả đối với ông, cho nên từ nhỏ đã lập chí đi theo con đường này. ông một mình đi đến nước Tề, xỉn làm học trò một bậc đại sư của phái Tung hoành là Quỷ Cốc Tử, học hỏi thuật Tung hoành.

Sau khi học thành, Tô Tần lần lượt đi du thuyết ớ các nước Chu, Tần, Triệu, nhưng đều không được trọng dụng, gặp cản trở nên phải quay về, cảm thấy rất xấu hổ. Sau khi Tô Tần trớ về nhà, vợ và chị dâu đều không nhìn mặt, chế nhạo ông không lo sự nghiệp, không chịu làm nông buôn bán, cho rằng với tài năng của ông mà muốn đạt được thành công là điều không thể. Tô Tần nghe xong, không những không nản lòng nhụt chí, mà ngược lại đóng cửa không ra ngoài, khố công đọc sách, ông ngày đêm nghiền ngẫm các thiên "Âm phù", "Sủy tình", "Ma ý", nghiền ngẫm các phương pháp để tác động đến bậc quân chủ. Nửa đêm đọc sách buồn ngủ, ông lấy cái dùi tự đâm vào đùi mình, máu chảy đầy chân. Điển cố này đã được ghi trong "Tam tự kinh", trờ thành tấm gương về ý chí quyết tâm học tập.

Trời cao không phụ người có chí, sau một năm, học vấn của Tô Tần đã có bước tiến lớn, khả năng suy đoán ý nghĩ người khác cũng được nâng cao rất nhiều, Tô Tần lại một lần nữa lên đường đi du thuyết các nước.

Tô Tần tiếp tục đi du thuyết nước Tần, nhưng vẫn không được trọng dụng. Đúng lúc Yên Chiêu Vương chiêu nạp người hiền tài trong thiên hạ, vì thế Tô Tần vào nước Yên, rất được Yên Chiêu Vương tín nhiệm. Sau đó, Tô Tần lại thuyết phục sáu nước là Triệu, Vệ, Ngụy, Tề, sở thực hiện hiệp ước liên kết hợp tung, Tô Tần là người đứng đầu "Tung ước", làm tướng của sáu nước.

Vào cuối thời kỳ Chiến Quốc Tô Tần có tiếng tăm rất lớn, trong "Tuần Tử" thiên "Thần đạo" đã đặt ngang hàng "Tô Tần nước Tề" với "Châu Hầu nước sở" và "Trương Nghi nước Tần". Thời Tây Hán, Tô Tần vẫn được người đời khen ngợi, như trong "Sử ký" phần "Trâu Dương truyện" đã ca ngợi ông có thể trở thành trung thần của nước Yên. Trong "Hoài Nam Tử" cũng có nhiều chỗ nhắc đến ông, đều khẳng định ông rất giỏi quyền mưu. Tư Mã Thiên cho rằng Tô Tần đã thể hiện được tài trí hơn người trong quá trình "hợp tung sáu nước".