QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 22 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Tý
旱時田里皆枯槁
謝天甘雨落淋淋
草木果花皆潤澤
始知ㄧ雨直千金
Hạn thời điền lý giai cô cảo
Tạ thiên cam vũ lạc lâm lâm
Thảo mộc quả hoa giai nhuận trạch
Thủy tri nhất vũ trực thiên kim
Hạn lâu vườn ruộng quá khô khan
Trời ban mưa lớn sấm rền vang
Hoa lá cỏ cây xanh sắc thắm
Mưa rơi đúng lúc đáng ngàn vàng
Nắng Hạn Gặp Mưa Rào. Phàm việc gì đều ở trong cảnh khó khănhoạn nạn, nhưng có người cứu giúp.
2. Giải xăm
Lúa, tằm đều lợi,
Vận mạng hanh thông,
Bệnh gặp thuốc lành,
Người đi đến chốn.
Nghĩa là: Ruộng vườn bội thu, Vận mạng đã tới. Bệnh gặp thuốc hay, Người đi đến đích
Giải quẻ: Gia đạo cầu an, Tự thân an, Cầu tài đại cát, Giao dịch trở ngại, Hôn nhân hợp,
Người đi trở ngại ngại, Điền vụ lục súc lợi, Tìm người khó, Kiện tụng thua, Di dời y cựu,
Vật mất tìm về hướng tây, Bệnh thuyên giảm, Phong thủy an cát.
Tích cổ: Lục Lang Được Cứu:
Khi Tống Thái Tông đi chinh chiến lần thứ hai, Dương Nghiệp phụng mệnh yểm hộ, dân chúng bốn châu mới thu phục được di chuyển vào trong cửa ải. Trong trận kịch chiến với quân Liêu, do bị cô lập không có viện trợ, Dương Nghiệp bị vây khốn ở cốc Trần Gia. Sau khi bị trọng thương, ông vẫn gắng sức giết được hàng trăm tên địch, phá được vòng vây. Sau khi phá vòng vây, ông một mình đi theo con đường nhỏ, chưa được bao xa, thì đến một dốc núi, chỉ nghe gió thối ào ào, hổ gầm vượn hú, lại thấy lá rụng tơi bời, trùng đông treo ngược, trước mắt một màn âm u mờ mịt.
Dương Nghiệp dừng bước, ngẩng đầu lên nhìn, thấy trước mắt hiện ra một ngôi miếu cố lâu năm không được tu sửa, hoang phế và sạt lờ, trước cửa có tấm biển, tuy vàng son đã bong tróc, nhưng vẫn có thể thấy rõ được nét chữ. Ông lại gần, thấy trên biển viết ba chữ "Tô Vũ miếu". Bên cạnh miếu có tấm bia cũ, cao hơn năm thước, ban đầu ông không chú ý, sau đó hàng chữ lớn trên đầu bia đã thu hút ông: "Bia Lý Lăng". Bỗng từ xa vọng đến tiếng trống động trời, kèn thối vang dậy, tiếng quân Liêu hô lớn: "Nếu ra hàng sẽ miễn tội chết, được làm quan cao và hưởng nhiều lộc. Ai bắt được Dương Nghiệp, sẽ được thăng quan phong tước. Dương Nghiệp nhìn ngôi miếu Tô Vũ, lại nhìn bia Lý Lăng, ngẩng đầu lên trời cười lớn: "Thà làm ngọc vỡ chứ không làm ngói lành, phải học theo Tô Vũ, chớ có giống Lý Lăng!" ông lui ra sau mấy bước, rồi lao thẳng về phía trước, đâm đầu vào bia Lý Lăng mà chết.
Lúc này, Dương Thất Lang vâng lệnh cha, xông ra núi Lưỡng Lang, trở về đem quân giải cứu, lại trúng gian kế của Phan Nhân Mỹ, vu cho Thất Lang tự ý trốn khỏi đất Tấn, câu kết với giặc phương bắc. Thất Lang bị trói lại, treo lên cây cột trăm thước, bị tên của loạn quân bắn chết.
Dương Lục Lang đi suốt ngày đêm, thẳng đến Biện Lương ở Đông Kinh. Một hôm, Dương Lục Lang đi thuyền định qua sông Mặc Thủy, đến giữa sông, người nhà thuyền rút kiếm muốn giết. Dương Lục Lang nhìn kỹ, nhận ra người nhà thuyền, một người là Lang Thiên, một người là Lang Vạn, hai người đó nói với Lục Lang rằng: "Lục gia, nói thực, chúng tôi phụng mệnh đi tuần ven sông, chính là để bắt cậu. Hôm qua cả hai người chúng tôi đều suốt đêm không ngủ, cảm thấy việc này là thất đức! Nếu nói về người khác thì chúng ta không biết, nhưng nếu nói về cha con nhà họ Dương, thì có ai mà không khen ngợi?" Dương Lục Lang nói: Nếu đã như vậy thì xin hai vị tướng quân hãy cứu tôi!"
Hai người nói: "Lục gia! Nếu không cứu cậu, thì chúng tôi đã không chuẩn bị chiếc thuyền này. Nhanh lên, hãy theo chúng tôi!" Nói rồi, họ chèo thuyền vào bờ sông, rời thuyền lên bờ, đưa Lục Lang vào trong khu rừng ở ven sông mà nói: "Lục gia! Phan Nhân Mỹ hãm hại Thất Lang, người người đều thấy rõ. Cậu hãy đến kinh thành thưa kiện, chúng tôi sẽ làm chứng. Còn nữa, hai anh em chúng tôi đã đưa thi thể của Thất Lang đến đây. Cậu ấy chết thật thảm thương! Tống cộng đã trúng một trăm linh ba mũi tên, có bảy mươi hai mũi xuyên qua đầu. Chúng tôi đã đóng chiếc quan tài lớn, đựng cả thi thể và các mũi tên, chôn ở dưới gốc cây lớn trước miếu Hà Bá. Sau này nếu như lão tặc đó không chịu nhận tội, có thể sai người đến lấy thi thể!" Dương Lục Lang nghe xong, vội vàng dập đầu tạ ơn.
Dương Lục Lang chia tay Lang Thiên và Lang Vạn lên đường. Đường đi đến phía tây không có đường lớn, chỉ có cách xuyên rừng, trèo núi, lội suối, vượt sông, đi suốt ngày đêm. Sau đó lại được Dương Ngũ Lang đã xuất gia làm hòa thượng cứu giúp, cuối cùng đã về đến được kinh thành.