QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 23 - XĂM TRUNG

1. Lá xăm

Quẻ xăm background

Cung Tý

桂仙欲扳入蟾宮
豈慮天門不任君
忽遇一般音信好
皆笑人人領頂花

Quế tiên dục bản nhập thiềm cung
Khỉ lự thiên môn bất nhậm quân
Hốt ngộ nhất ban âm tín hảo
Giai tiếu nhân nhân lĩnh đỉnh hoa

Ước mơ quẻ quế quảng hàn cung
Cửa trời diệu vợi nghĩ mông lung
Bổng có tin vui liền báo đến
Lẵng hoa tươi đẹp thưởng trùng trùng

Tay Vịn Nhành Tiên Quế. Phàm việc gì cũng có qúi nhơn phò trợ vậy.

2. Giải xăm

Buôn bán lợi lớn,
làm việc khỏi nguy.
Bệnh yên, kiện thắng,
đều khá thi vi.

Nghĩa là: Thương mại đại lợi, Làm việc khỏi nguy. Bệnh khỏi Kiện thắng, Việc chi cũng được

Giải quẻ: Gia đạo thiếu an, Tự thân làm phúc, Cầu tài toại ý, Giao dịch hợp, Hôn nhân trở ngại,
Người đi nguy, Điền vụ lục súc bất lợi, Tìm người khó, Kiện tụng thua,
Di dời thiếu cát lợi, Bệnh an, Phong thủy tựu cát.

Tích cổ: Hoài Đức Cầu Thân:

Cao Hoài Đức (926 – 982) là một đại tướng nối tiếng thời Bắc Tống, có sức mạnh hơn người, từng lập nhiều chiến công hiển hách. Khi nổ ra cuộc binh biến Trần Kiều, ông đã đem long bào khoác lên mình Triệu Khuông Dấn, buộc Triệu Khuông Dấn lên ngôi hoàng đế. Sau này, khi Triệu Khuông Dấn đã làm hoàng đế, Cao Hoài Đức và Thạch Thủ Tín thấy được ý đồ "tiệc rượu trả bỉnh quyền" (Triệu Khuông Dần mượn cớ tố chức tiệc rượu đế thu hồi binh quyền của các tướng), nên hai người đã chủ động trao trả binh quyền, rồi rút lui để toàn thân.

Triệu Khuông Dấn rất yêu mến Cao Hoài Đức, viên đại tướng có khí phách anh hùng, ứng biến linh hoạt, tuy không thích đọc sách nhưng rất hiểu âm luật (Cao Hoài Đức có thể tự sáng tác nhạc khúc), nên ông đã chủ động chọn Cao Hoài Đức làm rể của nhà mình.

Cao Hoài Đức đến trung niên thì mất vợ, vào chầu cả ngày mặt ủ mày chau, cũng không thích trò chuyện với người khác. Triệu Khuông Dấn thấy vậy, liền bàn bạc với Đỗ thái hậu, muốn gả em gái là Yên Quốc Trưởng công chúa cho Cao Hoài Đức. Đỗ Thái hậu rất vui mừng, nhưng chưa đồng ý ngay. Nguyên nhân là "đàn ông được tái hôn, nhưng phụ nữ không được tái giá", Trưởng công chúa tuy tuổi chưa quá hai mươi, vẫn trẻ trung xinh đẹp, nhưng lại là quả phụ, xét về lễ là không được.

Biết được nguyên do khiến Thái hậu lưỡng lự, Triệu Khuông Dấn nghĩ cách rồi cười nói: "Vậy để trẫm hỏi ý công chúa xem sao!" Thái hậu cười, gật đầu đồng ý. Triệu Khuông Dấn gọi Trưởng công chúa đến, hỏi công chúa đã từng gặp đại tướng Cao Hoài Đức của nhà Tống, ấn tượng với Cao Hoài Đức như thế nào. Trưởng công chúa đã gặp Cao Hoài Đức, thấy người này lưng hố eo gấu, phong thái ngời ngời, lại đang ở trong độ tuổi có sức hấp dẫn nhất của người đàn ông. Trưởng công chúa khéo léo dùng một vài lời ca ngợi để thể hiện thiện cảm với Cao Hoài Đức cho Triệu Khuông Dấn biết. Triệu Khuông Dan ngầm hiểu công chúa đã bằng lòng, bèn vỗ tay mà nói: "Vậy hãy để trẫm làm chủ, gả công chúa cho Cao tướng quân!" Công chúa đáp: "Thánh thượng là hoàng đế, lại là huynh trưởng, tiểu muội làm sao dám trái ý?"

Về phía Trưởng công chúa đã có được câu trả lời, Triệu Khuông Dẩn bèn triệu kiến hai trọng thần là Triệu Phổ và Đậu Nghị, để giao phó việc hôn nhân. Triệu Phố và Đậu Nghị đích thân đến nhà Cao Hoài Đức, muốn làm người mai mối cho Cao Hoài Đức. Cao Hoài Đức vừa nghe đến Yên Quốc Trưởng công chúa thì rất vui mừng, ông đã gặp Trưởng công chúa, biết nàng còn trẻ và xinh đẹp, nhan sắc hơn người. Hơn nữa, cưới Trưởng công chúa, như vậy sẽ không còn giống như Tôn Quyền và Chu Du "đã thiệt phu nhân lại mất quân", không chỉ cưới được người vợ đẹp, lại đường đường trở thành phò mã, danh chính ngôn thuận là hoàng thân quốc thích!

Ba người trò chuyện vài câu, Triệu Phổ và Đậu Nghị liền vào triều bẩm báo. Triệu Khuông Dấn lệnh cho quan Thái sử chọn ngày tốt, cử hành hôn lễ cho Cao Hoài Đức và Yên Quốc Trưởng công chúa, lại ban cho Cao Hoài Đức một dinh cơ ở phường Hưng Ninh, phong cho ông làm Phò mã Đô úy. Trưởng công chúa được gặp vị lang quân như ý, không còn cô quạnh nữa. Cao Hoài Đức vui mừng vì có được người vợ xinh đẹp bầu bạn, để lại giai thoại "trong không có đàn bà không chồng, ngoài không có đàn ông không vợ", ai nấy đều chọn được bạn đời như ý.