QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 3 - XĂM HẠ
1. Lá xăm
Cung Tý
臨風冒雨去還郷
正是其身似燕兒
銜得泥来欲作壘
到頭壘壊復須泥
Lâm phong mạo vũ khứ hoàn hương
Cánh thị kỳ thân tự yến nhi
Hàm đắc nê lai dục tác lũy
Đáo đầu hủy hoại phục tu nê
Chim én nhỏ bay trong gió bão
Tha bùn về xây tổ nên cao
Xảy đâu một trận mưa rào
Tổ kia tan rã công lao còn gì
Con Én Ngậm Bùn. Là cái triệu làm việc gì cũng hoài công vô ích.
2. Giải xăm
Trăm bề dụng kế,
Sớm hôm chẳng ngừng.
Ai hay việc này,
Nhọc lòng cũng uổng.
Nghĩa là: Sớm tối lo nghĩ, Trăm phương ngàn kế, Nhưng có ngờ đâu, Hao tâm uổng phí
Giải quẻ: Gia đạo tiền hung hậu cát, Tự thân phòng bị, Cầu tài tốt, Giao dịch thành, hôn nhân xấu
Người đi tốt, Điền vụ lục súc có lợi, Kiện tụng có lý, Tìm người gặp, Di dời an
Vật mất tìm gặp, Bệnh thuyên giảm, phong thủy cát
Tích cổ: Đồng Vĩnh Bán Thân:
Tương truyền vào thời Hán, tại Thiên Thặng, tức là huyện Bác Hưng tỉnh Sơn Đông ngày nay, có một người tên là Đổng Vĩnh, khi còn rất nhỏ đã mất mẹ, gia cảnh rất nghèo khổ, ông cùng với cha nương tựa vào nhau để sống.
Đổng Vĩnh từ nhỏ đã rất chín chắn, cũng rất hiếu thuận với cha. Hàng ngày Đống Vĩnh cùng cha đi cày cấy, chăm chỉ đồng áng, chia sẻ nỗi vất vả với cha. Trên đường trở về nhà, Đổng Vĩnh cũng luôn để người cha đã một ngày vất vả ngồi trên xe một bánh, còn ông lê đôi chân mệt mỏi đẩy xe ở phía sau.
Về sau, người cha không may qua đời, do quá nghèo khố nên Đống Vĩnh không có tiền lo ma chay cho cha, chỉ còn cách tự bán mình, để đối lấy tiền an táng, để cha yên ổn trở về với đất. Có một viên ngoại thích làm việc thiện, đã cảm động trước tấm lòng hiếu thuận của Đổng Vĩnh, bèn mang tiền đến giúp Đổng Vĩnh lo liệu việc ma chay. ĐổngVĩnh cũng nhận lời rằng: Sau khi chịu tang cha xong, sẽ đến nhà viên ngoại làm công để trả ơn.
Ba năm nhanh chóng qua đi, thời gian Đống Vĩnh chịu tang đã hết. Đống Vĩnh giữ đúng lời đã hứa, đến nhà viên ngoại làm công. Trên đường đi, dưới một gốc cây hòe lớn, Đống Vĩnh vô tình gặp một người con gái, cô gái này nói rằng chỉ có một mình, không có nhà để về, tình nguyện kết làm vợ chồng với Đổng Vĩnh, cùng đến nhà viên ngoại. Thấy cô gái không có nơi nương tựa, Đổng Vĩnh đành đưa cô đi cùng.
Thấy Đổng Vĩnh đến, viên ngoại lấy làm lạ,, bèn hỏi rằng: "Trước kia chẳng phải là ta đã cho ngươi tiền rồi sao?" Đống Vĩnh vội vàng cúi người hành lễ, đáp rằng: "Đúng ạ, thưa viên ngoại, nhờ ân huệ của ông, tôi đã an táng cho cha xong xuôi rồi, thời hạn chịu tang ba năm đã hết. Tuy tôi là một kẻ nghèo hèn, nhưng cũng muốn hết lòng báo đáp ân đức sâu dày của ông."
Nghe câu trả lời, viên ngoại đã hiểu được tấm lòng muốn báo ơn của Đống Vĩnh, nhưng nhìn thấy cô gái bên cạnh, bèn ngờ vực mà hỏi rằng: "Ngươi đến làm việc thì còn có thể, chứ còn cô gái này thì có thể làm được gì? Không phải là ngươi cám dỗ người ta rồi đưa đến đấy chứ?" Viên ngoại nghĩ đi nghĩ lại, những thôn xóm xung quanh không có cô gái như thế này. Khi viên ngoại còn đang hồ nghi, Đống Vĩnh chợt nhớ ra cô gái từng nói với mình là cô ta biết dệt vải, bèn vội vàng nói: "Cô ấy có thể dệt vải ạ!"
Viên ngoại nghe xong rất vui mừng, cũng muốn đón nhận sự thành tâm muốn báo ơn của Đổng Vĩnh, bèn nói với Đổng Vĩnh rằng: "Được, hai ngươi hãy dệt cho ta ba trăm tấm vải để trả công, sau đó hãy quay về nhà". Và từ đó, Đổng Vĩnh và cô gái đã ở lại nhà viên ngoại để dệt vải.
Dệt được ba trăm tấm vải cũng không phải là một việc đơn giản, cần thời gian rất lâu mới có thế hoàn thành. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của cô gái, cuối cùng chưa đến một tháng, công việc của Đổng Vĩnh đã hoàn tất. Cô gái còn đem hai trăm tấm vải còn thừa ra chợ bán, đối lấy tiền, làm vốn cho cuộc sống sau này của Đống Vĩnh. Tổc độ làm việc của họ khiến cho viên ngoại cảm thấy kinh ngạc. Thì ra cô gái này chính là vị tiên nữ thứ bảy trên trời, cô ở trên thiên cung cảm thấy cô đơn, nhớ nhung cuộc sống dưới trần gian. Một hôm cô cùng sáu người chị xuống trần du ngoạn, vô tình gặp Đổng Vĩnh đang bán thân lấy tiền an táng cho cha. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Đống Vĩnh, cô đã nảy sinh lòng yêu mến, nên đã giúp đỡ Đổng Vĩnh hoàn thành lời hứa.