QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 35 - XĂM TRUNG

1. Lá xăm

Quẻ xăm background

Cung Thân

衣冠重整舊家風
道是無窮却有功
掃去當途荆棘刺
三人若議再和同

Y quan trùng chỉnh cựu gia phong
Đạo thị vô cùng khước hữu công
Tảo Khứ đương đồ kinh cức thích
Tam nhân nhược nghị tái hòa đồng

Chỉnh trang áo mão giữ gia phong
Lời phải tới cùng chẳng uổng công
Quét sạch chông gai đường bước tới
Ba người tái họp ý tương đồng

Chinh Lại Áo Mão. Phàm việc gì cũng trước khó sau dễ.

2. Giải xăm

Chẳng dùng nghi ngại,
Ắt có kỳ hay.
Nếu hỏi đường tới,
Đời bước khá ngời.

Nghĩa là: Không cần lo ngại, Tự có thời tốt, Nếu hỏi đường đi, Trước mặt sẽ tốt

Giải quẻ: Gia đạo loạn, tự thân cát, Cầu tài tốt, Giao dịch lợi, Hôn nhân trở ngại, Người đi tới,
Tìm người có, Điền vụ bất lợi, Lục súc hưng vượng, Kiện tụng hữu lý, Di dời an,
Vật mất tìm chậm có, Bệnh cầu khấn thì khỏi, Phong thủy đại cát.

Tích cổ: Đường Tăng Thỉnh Kinh:

Năm Trinh Quán thứ ba đời vua Đường Thái Tông (tức năm 629, cũng có thuyết cho là năm Trinh Quán thứ nhất), Đường Tăng từ Lương Châu qua cửa ải Ngọc Môn đi sang phương Tây, một mình trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm, đi qua các vùng Tần Lương và Cao Xương, đến khu vực phía bắc của Thiên Trúc, suốt dọc đường lễ Phật và thăm viếng các di tích của thánh nhân xưa. Sau đó đi xuống phía nam, đến nước Ma Yết Đài. Ban đầu bái Giới Hiền ở chùa Na Lan Đà (Nalanda) làm thầy, sau lại đi học hỏi khắp các nơi ở Thiên Trúc, lại cùng luận bàn với các học glả ở địa phương, tiếng tăm vang khắp Ngũ Trúc

Sau đó, Đường Tăng học tại chùa Nalanda, làm học trò của Giới Hiền, học "Du Glà sư địa luận", lại học các luận khác như "Hiển Dương luận", "Bà Sa luận", "Câu Xá luận", "Thuận Chính lý luận", "Nhân Minh luận", "Thanh Minh luận", tìm tòi nghiên cứu sâu về các bộ phái của Phật giáo trong suốt năm năm. Sau đó, đi khắp đất nước Ấn Độ, thăm hỏi khắp các bậc danh hiền, xin được chỉ giáo, tìm hiểu kinh Phật viết bằng tiếng Phạn. Ổng đi khắp nơi học hỏi như thế trong suốt mười hal năm, lại trở về chùa Nalanda, theo lệnh của sư Giới Hiền, giảng dạy "Nhiếp Đại Thừa luận", "Duy Thức Quyết Trạch luận". Lúc này có một vị kinh sư tên là Tử Quang, rất giỏi giảng dạy về hai luận là "Trung luận" và "Bách luận", vị này bài xích học thuyết của Đường Tăng. Đường Tăng bèn kết hợp với hai tông phái là Trung Quán và Du Glà, làm thành ba trăm bài tụng có tên là "Hội tông luận" để phản bác lại đối phương; sau đó lại làm ra một nghìn sáu trăm bài tụng gọi là "Phá Ác Kiến luận" để phản bác lại "Phá Đại Thừa luận" của luận sư dòng Tiểu Thừa nước ô Đồ, vì thế mà tiếng tăm nối khắp Ngũ Trúc.

Vua Giới Nhật và các Quốc vương khác nghe danh tiếng của Đường Tăng, cũng tranh nhau diện kiến. Năm đó Đường Tăng bốn mươi mốt tuối, có ý muốn quay về đông, trở về đất Trung Quốc. Vua Giới Nhật bèn tổ chức Đại Pháp hội cho Đường Tăng tại đô thành Khúc Nhữ (Kannauj), quốc vương của mười tám nước trên khắp năm vùng của Ấn Độ đều có mặt, hòa thượng của Đại Thừa, Tiểu Thừa và hơn bảy nghìn người của đạo Bà La Môn cũng đến tham dự, đây chính là Đại hội biện luận ở thành Khúc Nhữ nối tiếng trong lịch sử Phật giáo. Đường Tăng được mờl làm Luận chủ (người xướng đạo chủ yếu của mỗi học thuyết), tuyên dương Phật giáo Đại Thừa, đưa ra bài tụng "Chân duy thức lượng", treo ngoài cống của hội trường, treo suốt tám ngày mà cuối cùng không có ai đưa ra lập luận đế phản bác được quan điếm của ông. Vua Giới Nhật lại càng hậu đãi ông, Quốc vương của mười tám nước sau khi tham dự đại hội này cũng trở thành đệ tử của Phật giáo Đại Thừa.

Sau khi đại hội kết thúc, Đường Tăng nhất quyết từ biệt trở về, Vua Giới Nhật muốn giữ lại không được, bèn triệu tập mười tám Quốc vương, tố chức đại hội Vô Glà kéo dài bảy mươi lăm ngày tại đô thành Bát La Na Glà, mở tiệc tiễn đưa rất long trọng.

Năm Trinh Quán thứ 19 (năm 645), Đường Tăng chính thức trở về Đông thố. Sau khi về đến Trường An, Đường Tăng tổ chức dịch kinh Phật, tống cộng dịch được bảy mươi lăm bộ kinh, luận, gồm tất cả một nghìn ba trăm ba mươi lăm quyển. Các bộ kinh Phật được dịch, phần lớn dùng cách dịch trực tiếp, bút pháp nghiêm cẩn, được người đời gọi là "tân dịch". Những bộ kinh Phật này không chỉ đã làm phong phú cho văn hóa của Trung Quốc cố đại, mà còn bảo tồn được những bộ điển tịch quý giá của Phật giáo Ấn Độ thời cố.

Quẻ Quan Thế Âm Đường Tăng Thủ Kinh là quẻ thẻ Trung Bình trong quẻ thẻ quan âm !