QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 36 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Thân
眼前病訟不須憂
實地資財盡可收
恰是猿猴金鎖脫
自歸山洞去來遊
Nhãn tiền bệnh tụng bất tu ưu
Thực địa tư tài tận khả thu
Kháp thị viên hầu kim tỏa thoát
Tự qui sơn động kháp lai du
Tiền đồ bệnh tật chẵng cần lo
Muốn thu tài vật có trời phò
Đời khỉ xích vàng đâu khóa được
Núi cũ quay về sống tự do
Vượn Khỉ Xồ Xích. Phàm việc gì cũng trước cay đắng, sau ngọt bùi vậy.
2. Giải xăm
Trừ thoát khỏi việc,
Tự nhiên khoan tâm.
Đợi được của lại,
Tìm tới đường ngay.
Nghĩa là: Thoát qua mọi việc, Phải tự an lòng. Đợi khi thời tới, Tìm đường thẳng ngay
Giải quẻ: Gia đạo bất an, Tự thân bình, Cầu tài đại lợi, Giao dịch chờ thời, Hôn nhân chưa thành,
Người đi tới, Tim người có, Điền vụ sung túc, Lục súc bình, Kiện tụng có lý, Di dời cát,
Vật mất tìm về hướng xa, Bệnh lâu an, Phong thủy cát.
Tích cổ: Tương Tử Gặp Bạn:
Hàn Tương Tử là một thư sinh phong lưu tuấn tú trong Bát tiên của Đạo giáo. Có thuyết cho rằng, Hàn Tương Tử là do con rồng vàng do vợ của vua Vũ là Nữ Anh sinh ra biến hóa thành. Đầu tiên, rồng vàng là một con trùng nhỏ, để tránh bị Nga Hoàng truy sát, đã trốn vào trong ống trúc rỗng ruột, sau đó rồng vàng tu luyện thành tiên trong động Hoàng Long ở núi Lao Sơn, hóa thành Hàn Tương Tử. Có một thuyết cho rằng, Hàn Tương Tử là cháu của nhà văn học nối tiếng đời Đường Hàn Dũ, các tác phẩm như "Thái Bình quảng ký" hay "Tiên truyện thập di" đều có nhắc đến ông. Thuyết này sở đĩ cho rằng Hàn Tương Tử là cháu của Hàn Dũ, bởi vì trong lịch sử Hàn Dũ đúng là có một người cháu tên là Hàn Tương Tử, từng làm quan đến chức Đại Lý thừa.
Truyền thuyết Hàn Tương Tử thành tiên xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm "Dậu Dương tợp trở" của Đoạn Thành Thức đời Đường. Trong sách nói rằng, Hàn Dũ có một người cháu họ xa trẻ tuổi, họ Hàn tên Tương Tử, tự là Thanh Phu, tính tình phóng đãng không chịu bó buộc, không thích đọc sách, chỉ thích uống rượu. Tương truyền người này học đạo thành tiên, năm hai mươi mốt tuổi đến Lạc Dương thăm người nhà, rồi ham thích núi sông mà một đi không trở lại, nhiều năm bặt vô âm tín. Vào niên hiệu Nguyên Hòa đời Đường (805 – 820), lại đột nhiên quay về Trường An, quần áo cũ rách, hành vi khác thường. Hàn Dd cho anh ta vào thư viện học cùng với những thư sinh khác, nhưng khi thảo luận thì anh không nói một lời. Anh thích cùng với những người thấp hèn đánh bạc, uống say rồi ngủ trong chuồng ngựa, khi đã ngủ thì ngủ từ ba đến năm ngày. Điều đó khiến cho Hàn Dũ hết sức lo lắng, thường hay trách móc rồi khuyên bảo: "Mỗi người đều có một sở trường, đến như kẻ tiểu thương cũng có một chút sở trường, ngươi phá phách như vậy, thì sau này có thể làm được gì đây?" Hàn Tương nói: "Cháu cũng có một tài nghệ đấy, chỉ là chú không biết thôi!" Hàn Dũ hỏi: "Thế ngươi có thể làm gì?" Lúc này đang vào đầu mùa đông, thời tiết lạnh giá, cây cối lụi tàn. Hàn Tương Tử nói: "Hiện giờ có thể hạ lệnh cho mẫu đơn nở hoa, hoa nở có nhiều màu sắc", rồi góp chậu đố đất, trong chốc lát mẫu đơn đua nở, khiến Hàn Dũ hết sức kỉnh ngạc.
Theo các tác phẩm "Hàn Tương Tử dẫn độ thăng tiên hội" và "Hàn thoái chi tuyết ủng Lam Quan ký" thời Nguyên, câu chuyện Hàn Tương Tử đắc đạo thành tiên đã mang sắc thái thần thoại rõ ràng:
Hàn Tương Tử vốn là một con hạc trắng ở phía trước chỗ ngồi của Đông Hoa Công và Tây Thành Công trong động Hoàng Lão ở phía tây núi Tân Long, thuộc cánh đồng Thương Ngô, vì thường nghe các vị thần tiên giảng đạo mà lĩnh hội được, chỉ vì bản thân là chim, cho nên không được lên cùng hàng với tiên. Sau đó, Lã Động Tân dạy cho Tương Tử (khi đang là chim) cách biến đối thành loài người trước, trút bỏ lông mao trên người. Con chim hạc trắng này liền đầu thai vào nhà họ Hàn ở huyện Mạnh, Hà Nam, sau khi sinh ra được đặt tên là Hàn Tương. Hàn Tương mất cha mẹ từ nhỏ, được người chú họ Hàn Dũ đem về nuôi dưỡng thành người, hy vọng anh ta có thể dốc lòng theo Nho học. Lã Động Tân đối tên là "Quan Vô Thượng" đi truyền đạo, giác ngộ Hàn Tương, khiến cho Hàn Tương nhanh chóng thành tiên, gọi là "Dao Hoa Đế Quân", được xếp vào hàng ngũ thần tiên.
Trong dân gian còn có một thuyết khác: Tương truyền thừa tướng An Phủ đời Hán có một người con gái, tên là Linh Linh, tài mạo song toàn, đã hứa gả cho Hàn Tương. Nhưng hoàng đế nhà Hán lại muốn gả cô cho người cháu trong hoàng thất của mình, An Phủ kiên quyết không đồng ý. Hoàng đế nhà Hán rất tức giận, bãi quan Hàn Tương, bắt sung quân, Linh Linh buồn rầu mà chết, Hàn Tương đầu thai thành con chim hạc trắng. Hạc trắng được Lã Động Tân giáo hóa, lại đầu thai đến huyện Xương Lê, trở thành con trai của Hàn Hội, tên là Tương Tử. Hàn Tương Tử mất cha khi còn nhỏ, được người chú là Hàn Dũ nuôi dưỡng. Sau khi lớn lên lại được hai vị tiên Chung Ly Quyền và Lã Động Tân truyền cho thuật tu hành. Hàn Dũ nhất quyết phản đối việc Hàn Tương tu đạo, thường răn dạy anh ta. Hàn Tương vì thế mà xuất gia, ẩn cư tu đạo ờ núi Chung Nam, sau tu thành chính quả, được liệt vào hàng Bát tiên.
Quẻ Quan Thế Âm Tương Tử Ngộ Tân là quẻ thẻ Trung Bình trong quẻ thẻ quan âm, là quẻ số 36 !
Quẻ này là tượng con khỉ thoát khỏi giam cầm.
Những việc mong cầu trước khó sau dễ.