QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 37 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Thân
欲待身安運泰時
風中燈燭不相宜
不如收拾深堂坐
庶免光瑶靜處輝
Dục đãi thân an vận thái thời
Phong trung đăng chúc bất tương nghi
Bất như thâu thập thâm đường tọa
Thứ miễn an nhiên tịnh xứ huy
Ngọc quỳnh nơi tối tỏa quang chi
Tựa cữa ngồi nhàn đễ nghĩ suy
Như đèn gặp gió lung lay động
Khang thái an nhiên phải có thì
Gió Thổi Đèn Đuốc. Phàm việc gì nên thủ cựu an tịnh.
2. Giải xăm
Ở tịnh yên thân,
Ngồi chờ vận mạng.
Chẳng nên động quấy,
E mắc tai nguy.
Nghĩa là: Ở yên an thân, Đợi ngày giờ tốt, Không gây điều xấu, Giữ như cũ khỏi lo
Giải quẻ: Gia đạo giữ như cũ, Tự thân bình, Cầu tài có, Giao dịch khó, Hôn nhân không hợp,
Kiện tụng hòa, Người đi có tin, Điền vụ thu tốt, Lục súc an, Tìm người gặp, Di dời giữ như cũ,
Bệnh Hung, Phong thủy không nên sửa
Tích cổ: Lý Tịnh Quy Sơn:
"Thác Tháp Thiên Vương" Lý Tịnh là nhân vật thần thoại trong các tác phẩm "Phong thần bảng" và "Tây du ký". Nhưng trong lịch sử, thực sự cũng có một nhân vật Lý Tịnh, ông người Thiểm Tây, là danh tướng đầu đời Đường, giữ chức Binh bộ Thượng thư trong đời vua Đường Thái Tông, do có chiến công hiển hách, nên sau khi chết được phong làm Vệ Quốc công. Sau khi qua đời, ông thường hiển linh, giải cứu dân chúng khỏi tai ương nguy hiếm, vì thế dân chúng đã lập miếu để thờ phụng ông. Đến cuối đời Đường, Lý Tịnh dần dần được thần hóa.
Trong tiểu thuyết "Phong thần bảng", Lý Tịnh là Tổng binh ở cửa ải Trần Đường. Lý Tịnh có ba người con trai, người con trưởng là Kim Tra, phụng sự cho Phật tố Như Lai; người con trai thứ hai là Mộc Tra, là đại đồ đệ của Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát; người con trai thứ ba là Na Tra, trợ giúp dưới trướng của ông. Đứa con trai thứ ba Na Tra từ nhỏ đã ương bướng nghịch ngợm. Một hôm, Na Tra cùng người bạn nhỏ vui đùa ở ven biến, làm kinh động đến Long Vương, Long Vương sai Dạ Xoa đi can thiệp, bị Na Tra giết chết. Sau đó Đông Hải Long Vương lại sai Tam thái tử đi chế phục, do Tam thái tử nói năng thiếu khiêm nhường, khiến Na Tra đại náo Đông Hải, đánh chết Tam thái tử của Đông Hải Long Vương, phá hủy Long cung, bắt Long Vương. Vì thế Lý Tịnh bị Ngọc Hoàng đại đế giáng tội vì quản giáo Na Tra không nghiêm. Không còn cách nào khác, Lý Tịnh đành phải buộc Na Tra tự sát. May nhờ Thái Ẩt Chân nhân dùng hoa sen giúp cho Na Tra hòi sinh, Na Tra được trở lại hình người, nhưng trong lòng không vui, muốn tìm Lý Tịnh đế trả thù, Lý Tịnh không thể chống lại được. Phật tố Như Lai ban cho ông một tòa bảo tháp xá lị bằng vàng, Lý Tịnh nhờ đó mà nhốt được Na Tra vào trong tháp, sau đó hóa giải được mối thù trước kia của hai cha con. Từ đó Lý Tịnh có được tòa bảo tháp, nên mới trở thành "Thác Tháp Lý Thiên Vương".
Vì Trụ Vương vô đạo, suốt ngày chơi bời hưởng lạc, hoang dâm vô độ, không chú ý đến triều chính, tin lời gièm pha, nghe theo lời yêu quái, sát hại trung thần, khiến cho dân chúng lầm than, tiếng oán thán đầy đường. Vì thế, Chu Vũ Vương thuận theo lòng dân, dấy binh đánh vua Trụ. Na Tra vâng lờl thầy, cùng với cha là Lý Tịnh, anh trai cả là Kim Tra và anh trai thứ là Mộc Tra cùng tham gia đội quân diệt Thương, trở thành tướng tiên phong nơi trận tiền của Khương Tử Nha, lập nhiều chiến công.
Sau khi Chu Vũ Vương diệt vua Trụ, đã xây dựng nên nhà Chu, muốn luận công ban thưởng cho tướng soái các lộ, nên cha con họ Lý đã giúp đỡ Khương Tử Nha lập đàn để phong thần. Ngày phong thần, Khương Tử Nha đã dựa vào kiếp vận, tuân theo ngọc sắc, phong thần vị cho các trung thần lương tướng cùng các vị tiên không theo thiện đạo, gian thần nịnh thần, tất cả đều theo phận vị mà nắm quyền, được hưởng tế tự, bảo vệ đất nước và dân chúng, nắm giữ quyền hành gọi gió hô mưa, ban phúc cho người lương thiện và giáng họa cho kẻ hoang dâm. Thế nhưng cha con Lý Tịnh và Na Tra lại khéo léo khước từ việc phong thướng, không tham lam công danh lợi lộc trên trần thế, mà xin phép được trở về núi tu đạo. Khương Tử Nha bằng lòng, vì thế hai cha con về ở ấn trên núi, kiên trì tu Đạo. Sau này hai người đều trở thành bậc thánh, được xếp vào hàng thần tiên.
Quẻ Quan Thế Âm Lý Tịnh Quy Sơn là quẻ thẻ Trung Bình trong quẻ thẻ quan âm !