QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 4 - XĂM THƯỢNG
1. Lá xăm
Cung Tý
千年古镜復重光
女再求夫男再婚
自此門庭重改換
更添福祿在兒孫
Thiên niên cổ kính phục trùng viên
Nữ tái cầu phu nam tái hôn
Tự thử môn đình trùng cải hoán
Cánh thêm phúc lộc tại nhi tôn
Gương xưa đã vở lại liền tròn
Trai cô gái góa hẹn nước non
Cữa nhà cao rông thêm vui vẽ
Phước lộc lưu truyền tới cháu con
Gương Xưa Lại Tròn. Phàm việc gì nhọc lòng mà có ích vậy
2. Giải xăm
Lược vàng thấy vàngï,
Cỡi rồng gác cọp.
Nhọc lòng cũng dáng,
Có lợi ở trong.
Nghĩa là: Đãi cát tìm vàng, Qua bao gian khó, Tuy nhiều lao tâm, Tựu trung hữu ích
Giải quẻ: Gia đạo bất lợi, Tự thân được tài, thu đông thịnh vượng, Giao dịch được tốt
Hôn nhân thành, Người đi tới, Tìm người thấy, Điền vụ khả quan
Kiện tụng bất lợi, Di dời giữ như cũ, Vật mất tìm chậm thấy, Bệnh làm phúc mới qua, Phong thủy cát
Tích cổ: Ngọc Liên Hội Bằng Hữu:
Câu chuyện tình yêu giữa Vương Thập Bằng và Tiền Ngọc Liên có nguồn gốc từ "Kinh thoa ký". Từ Vị trong "Nam tự lục" có nói rằng, "Kinh thoa ký" có hai bản, một bản không rõ tác giả là ai, được soạn vào khoảng thời Tống, Nguyên; một bản là do Lý cảnh Vân đầu đời Minh soạn. Toàn bộ vở kịch "Kinh thoa ký" có bốn mươi tám màn, nội dung chính kê" về nàng Tiền Ngọc Liên cự tuyệt lời cầu hôn của Tôn Nhữ Quyền glàu có, quyết lấy anh chàng thư sinh Vương Thập Bằng nghèo khố, đã dùng cây thoa bằng cỏ kinh làm sính lễ.
Thư sinh Vương Thập Bằng mất cha khi còn nhỏ, gia cảnh nghèo khó, cùng với mẹ nương tựa vào nhau mà sống. Có vị cống nguyên tên là Tiền Lưu Hành thấy Vương Thập Bằng thông minh hiếu học, là người đứng đắn, bèn đem người con gái của vợ trước là Tiền Ngọc Liên gả cho Vương Thập Bằng. Vương Thập Bằng do gia đình nghèo khó, bèn lấy cây trâm làm bằng cỏ kinh làm sính lễ. Nhưng mẹ kế của Ngọc Liên chê nghèo tham glàu, muốn đem Ngọc Liên gả cho Tôn Nhữ Quyền là nhà glàu có trong vùng. Ngọc Liên không vâng theo, chỉ muốn gả cho Vương Thập Bằng theo sự sắp xếp của cha.
Sau khi kết hôn được nửa năm, kỳ thi đã đến, Vương Thập Bằng bèn từ biệt mẹ và vợ, lên kinh dự thi, kết quả đã thi đỗ Trạng nguyên, được nhận chức Thiêm phán ở Nhiêu Chân, Giang Tây. Thừa tướng Vạn Sĩ thấy Vương Thập Bằng tài mạo song toàn, muốn mời về làm rể. Vương Thập Bằng chối từ, khiến Vạn Sĩ giận dữ, điều Vương Thập Bằng đi nhậm chức Thiêm phán ở Triều Dương thuộc Quảng Đông, không cho phép được về nhà thăm người thân.
Vương Thập Bằng rời kinh thành đi nhậm chức, nhờ sai dịch của quan phủ chuyển về nhà một bức thư, không ngờ bị Tôn Nhữ Quyền vốn đi theo Vương Thập Bằng đến kinh thành lừa lấy mất, lại đem sửa đổi bức thư, giả thành Vương Thập Bằng đã vào làm rể trong phủ Thừa tướng, nhắn Ngọc Liên hãy đi lấy người khác. Sau khi Tôn Nhữ Quyền về tới ôn Châu, lập tức tìm mẹ kế của Ngọc Liên, ép Ngọc Liên lấy Tôn Nhữ Quyền. Ngọc Liên thề chết cũng không thuận theo, nhảy xuống sông tự vẫn. May được quan An phủ Phúc Kiến vừa mới nhậm chức là Tiền Đới Hòa cứu vớt, nhận làm con gái nuôi, đưa đến nơi nhậm chức. Sau khi Tiền Đới Hòa đến Phúc Kiến nhậm chức, lập tức sai người đi Nhiêu Châu tìm
Vương Thập Bằng. Sai nha nghe được tin người mới nhận chức Thái thú ở Nhiêu Châu cũng họ Vương, đến nhận chức không lâu thì ốm chết, bèn trở về nói cho Ngọc Liên biết. Ngọc Liên nhầm tưởng chồng mình đã qua đời, đau khổ muốn chết. Còn Vương Thập Bằng trước khi đi nhậm chức đã đi đón mẹ và vợ đến kinh thành, nghe tin Ngọc Liên nhảy xuống sông mà chết, cũng vô cùng đau khổ.
Năm năm sau, Vương Thập Bằng được điều đi nhậm chức Thái thú ở Cát An, mà Tiền Đới Hòa cũng được thăng chức từ An phủ Phúc Kiến lên Tuần phủ Lưỡng Quảng. Trên đường đi nhậm chức, khi đi qua phủ Cát An, Vương Thập Bằng đến bến sông bái kiến Tiền Đới Hòa. Sau khi Tiền Đới Hòa biết được Vương Thập Bằng chính là chồng của Ngọc Liên, bèn mở tiệc trên thuyền, mừng Thập Bằng và Ngọc Liên được đoàn tụ.
Trong thực tế, vào thời Nam Tống quả thực có người tên là Vương Thập Bằng, "Kinh thoa ký" đã mượn cái tên này để soạn ra tích truyện trên.
Vương Thập Bằng thời Nam Tống (1112 -1171) là nhà thơ và nhà chính trị nối tiếng, tự là Quy Linh, hiệu là Mai Khê, là người thôn Mai Khê, Tả Nguyên, Tứ Đô, Đông Thanh (nay là thành phố Đông Thanh, tỉnh Triết Giang). Ông làm quan đến chức Long Đồ các Học sĩ, có câu đối nổi tiếng được lưu truyền: "Vân triêu triều, triêu triêu triều, triêu triều triêu tán; Triều trường trướng, trường trường trướng, trường trướng trường tiêu" (Sáng ra mây tụ, ngày ngày tụ, tụ rồi lại tan; Thủy triều thường lên, thường thường lên, lên rồi lại xuống).
Vương Thập Bằng bảy tuổi đi học, mười bốn tuổi học thông kinh sử, thơ văn nổi tiếng xa gần. Mười bảy tuổi, cảm thương cho thời cuộc, buồn cho hai vị vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị bắt, nhà Tống bị ép dời đô về phương nam, đến năm mười chín tuổi đã viết ra câu thơ nổi tiếng "Bắc Đẩu thành trì tăng vương khí, Đông Âu sơn thủy phát thanh huy" (thành trì Bắc Đẩu thêm vương khí, non nước Đông Âu thật sáng trong). Có tài văn chương thơ phú, chấn động thi đàn Triết Nam. Do sự hủ bại của nền chính trị Nam Tống lúc bấy giờ, gian thần Tần cối lộng hành chuyên quyền, trường thi tệ lậu, cho nên Vương Thập Bằng đi thi nhiều lần mà không đỗ. Mãi đến năm bốn mươi sáu tuổi, sau khi Tần Cối chết, ông lấy cảm hứng từ chữ "lãm quyền" (nắm quyền) để đối đáp, đỗ Tiến sĩ đệ nhất, được phong làm Trạng nguyên, ban đầu được giữ chức Thừa sự lang, kiêm chức Giáo thụ tiểu học ở Kiến Vương phủ. Do ông chủ trương kháng chiến, lại tiến cử vị lão tướng yêu nước Trương Lăng và Lưu Kỹ, nên về sau Vương Thập Bằng bị phái chủ hòa bài xích, phải rời kinh đô về làng.