QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 40 - XĂM TRUNG

1. Lá xăm

Quẻ xăm background

Cung Dậu

红輪西墜兔東升
百事陽消宜長陰
若是女人才望用
增添財祿福其心

Hồng luân tây trụy thố đông thăng
Bá sự dương tiêu nghi trưởng âm
Thị nhược nữ nhân tài vọng dụng
Tăng thêm tài lộc phúc kỳ tâm

Bóng trời lặng dứt trăng hướng đông
Âm thịnh dương suy phải thế không
Nếu thật nữ nhân tài giỏi vậy
Tăng thêm tài lộc phúc thêm hồng

Âm Thạnh Dương Suy. Phàm việc gì cũng trước khó, sau dễ.

2. Giải xăm

Âm lợi phụ-nữ,
Chẳng lợi nam-nhơn.
Nếu hỏi cầu mưu,
Trước xấu, sau tốt.

Nghĩa là: Âm lợi nữ nhân, Chẳng hợp nam tử. Nếu có cầu mưu, Tiền hung hậu cát

Giải quẻ: Gia đạo bất lợi, Tự thân làm phúc thì khỏi, Cầu tài đợi thời, Giao dịch cát, Hôn nhân bất hợp,
Điền vụ lục súc vượng, Người đi trở ngại, Tìm người chưa gặp, Kiện tụng thua, Di dời đại cát,
Vật mất tìm không thấy, Bệnh nhiều lo âu, Phong thủy cát.

Tích cổ: Võ Tắc Thiên Đăng Vị:

Võ Tắc Thiên (sinh năm 624 – mất năm 705) là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng là vị hoàng đế có độ tuổi khi kế vị lớn nhất (sáu mươi bảy tuổi lên ngôi). Bà là con gái thứ của Võ Sĩ Hoạch, một vị khai quốc công thần đời Đường, quê quán ở huyện Văn Thủy, tỉnh Sơn Tây. Bà trải qua tuổi thơ và thời niên thiếu ở Lợi Châu, Tứ Xuyên, không rõ tên thực là gì, năm mười bốn tuối vào hậu cung làm Tài nhân, Đường Thái Tông ban cho tên là Mị, mọi người gọi là Võ Mị Nương.

Võ Tắc Thiên giỏi lập mưu tính kế, lòng dạ thâm hiểm, hành động quả quyết. Năm hai mươi bảy tuổi, bà sinh hạ người con gái trưởng, theo "Tư trị thông giám" ghi chép, khi con gái cả được một tháng, bà liền đem con gái cho đi. Do Vương hoàng hậu đã gặp đứa bé gái này trước đó, nên Mị Nương vu tội cho Vương Hoàng hậu, khiến Đường Cao Tông rất tức giận, phế truất Vương Hoàng hậu làm dân thường.

Năm Vĩnh Huy thứ sáu (năm 655), Đường Cao Tông lập Võ Tắc Thiên làm Hoàng hậu. Năm Thượng Nguyên thứ nhất (năm 674), bà và Cao Tông cùng xưng là "nhị thánh". Năm Hoằng Đạo thứ nhất (năm 683), Cao Tông qua đời, Trung Tông là Lý Hiển lên ngôi, Võ Tắc Thiên trở thành Hoàng thái hậu, lên triều chấp chính.

Năm Tự Thánh thứ nhất (năm 684), Võ Tắc Thiên phế truất Trung Tông làm Lư Lăng Vương, lập Duệ Tông Lý Đán làm vua, bản thân tiếp tục lên triều chấp chính. Năm Tải Sơ thứ nhất (năm 689), Vố Tắc Thiên phế truất Duệ Tông, tự xưng là "Thánh Thần hoàng đế", đối tên nước là "Chu", đặt Đông Đô Lạc Dương là Thần Đô, sử sách gọi là nhà Võ Chu.

Trong thời gian nắm quyền, Võ Tắc Thiên bãi chức các lão thần, chọn dùng những quan lại tàn ác. Các trọng thần từ đầu đời Đường, như Trưởng Tôn Vô Kỵ, Chử Toại Lương, Vu Chí Ninh, Bùi Viêm, số ít thì bị bãi chức, còn phần lớn bị giết hại. Bà tố chức kỳ thi điện, lập ra các chế độ khoa cử như võ cử (thi võ), tự cử (tự mình tiến cử), thí quan; trên lĩnh vực kinh tế đã áp dụng các chủ trương như "giảm thuế, chấm dứt chiến tranh, bớt lao dịch", vì thế trong một nửa thế kỷ bà cầm quyền, tình hình kinh tế xã hội trở nên vững mạnh, uy lực quốc gia được chấn hưng.

Tháng giêng năm Thần Long thứ nhất (năm 705), Trương Giản Chi, Hoàn Ngạn Phạm, Thôi Huyền, Kính Huy nhân cơ hội Võ Tắc Thiên tuối cao bị bệnh, đã liên kết với Hữu Vũ Lâm Đại tướng quân Lý Đa Tộ phát động cuộc đảo chính, ép Võ Tắc Thiên thoái vị, đón vua Trung Tông trở lại ngôi vị. Tháng mười một năm ấy, Võ Tắc Thiên qua đời, hưởng thọ tám mươi hai tuối. Để lại di chiếu "bỏ đế hiệu, xưng là Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng hậu". Người đời sau thường gọi bà là "Võ Tắc Thiên".

Từ nhà Tần, Hán đến nay, các vị hoàng đế không aỉ không mong muốn sau khi chết được lập bia truyền thế, nhưng trong lịch sử Trung Quốc có duy nhất một vị nữ hoàng đế lại để lại một tấm "vô tự bi" (bia không chữ), trên tấm bla không khắc một chữ nào. Nguyên nhân của sự việc này có nhiều thuyết khác nhau: Thuyết thứ nhất cho rằng, Võ Tắc Thiên lập "vô tự bi" là để tự khoe mình, thể hiện công cao đức lớn, không có chữ nghĩa nào có thể thể hiện được; thuyết thứ hai cho rằng, Võ Tắc Thiên tự biết tội mình rất lớn, cảm thấy không viết văn bia sẽ tốt hơn; thuyết thứ ba cho rằng, Võ Tắc Thiên là người sáng suốt tự biết mình, là công hay tội, đúng hay sai, hãy để cho người đời sau phán xét, đây là biện pháp tốt nhất; còn có một thuyết khác cho rằng, con trai của Võ Tắc Thiên rất hận mẹ mình, nên bà vốn dĩ đã viết sẵn cho mình một bài văn bia, nhưng lại bị con trai giấu chôn vào trong mộ, để lại một tấm bia không có chữ.

Quẻ Quan Thế Âm Võ Tắc Thiên Đăng Vị là quẻ thẻ Trung Bình trong quẻ thẻ quan âm, là quẻ số 40 !

Quẻ này là tượng âm tăng dương giảm.
Những việc mong cầu trước khó sau dễ.