QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 47 - XĂM THƯỢNG

1. Lá xăm

Quẻ xăm background

Cung Hợi

錦上添花色愈鮮
運來祿馬喜双全
時人莫恨功名晚
一舉登科四海傳

Cẩm thượng thiêm hoa sắc dữ tiên
Vận lai lộc mã hỷ song toàn
Thời nhân mạc hận công danh vãng
Nhất cử đăng khoa tứ hải truyền

Gấm điểm thêm hoa sắc thắm tươi
Phước lộc giờ đây mười vẹn mười
Đừng giận công danh sao đến trễ
Bảng hổ danh đề rạng khắp nơi

Trên Gấm Thêm Hoa. Phàm việc gì cũng có lành to, lôi lớn.

2. Giải xăm

Giữ cũ, biến mới,
Cha mẹ hộ cho.
Toại chí bình sanh,
Đều là mạng vận.

Nghĩa là: Giữ cũ biến mới, Mẹ cha hộ giúp. Toại chí bình sanh, Đều do vân mạng

Giải quẻ: Gia đạo làm phúc thì khỏi, Tự thân an, Cầu tài lợi, Giao dịch trở ngại, Hôn nhân hợp, Người đi trể,
Điền vụ tốt, Lục súc bình, Tìm người có, Kiện tụng hòa, Di dời cát,
Vật mất tìm về hướng tây bắc, Bệnh làm phúc thì khỏi, Phong thủy lợi

Tích cổ: Lương Hạo Đăng Khoa:

Đọc Tam tự kinh, ta thấy có câu: "Như Lương Hạo, bát thập nhị, đối đại đình, khôi đa sĩ" (Như Lương Hạo, tám mươi hai, đối sân đình, đứng hàng đầu), có nghĩa là Lương Hạo tám mươi hai tuổi thi đỗ Trạng nguyên, nhưng thực ra đó chỉ là truyền thuyết không đúng sự thực. Khi quân Liêu tấn công nhà Tống, Lương Hạo từng dâng thư lên triều đình hiến kế sách, trong "Tuần trai nhàn lãm" do Trần Chính Man người đời Tống viết có nói rằng: "Lương Hạo tám mươi hai tuổi thi đỗ Trạng nguyên." Cho nên người đời sau đã vẽ Lương Hạo thành một người râu tóc bạc trắng, nhưng thực ra, đó chỉ là sự ngoa truyền trong truyền thuyết.

Lương Hạo (963 -1004) là người Tu Thành, tỉnh Sơn Đông đời Tống, tự là Thái Tố. Trong truyền thuyết dân gian, Lương Hạo xuất thân trong gia đình quan chức, lúc còn nhỏ đã từng lập lời thề: Không thi đỗ Trạng nguyên sẽ không chịu thôi. Nhưng do thời vận không tốt, nên thi nhiều lần vẫn không đỗ Trạng nguyên, bị mọi người chê cười. Nhưng Lương Hạo không hề bận tâm, ông luôn tự chữa thẹn với mình rằng: "Thi một lần là gần thêm vị trí Trạng nguyên một bước!" Tương truyền ông bắt đầu ứng thí từ năm Thiên Phúc thứ 3 nhà Hậu Tấn (năm 938), trải qua các triều đại Hậu Hán, Hậu Chu, đến tận năm Ung Hy thứ 2 đời Tống Thái Tông (năm 985) mới thi đỗ Trạng nguyên. Vì thế, ông từng viết một bài thơ tự cười mình rằng:

Thiên Phúc nhị niên lai ứng thí, Ung Hy nhị niên thủy thành danh.
Nhiêu tha bạch phát đầu trung mãn, Thả hỷ thanh vân túc hạ sinh.
Quan bảng cánh vô bằng sài bối, Đáo gia duy hữu tử tôn nghênh.
Dỡ tri thiếu niên đăng khoa hảo, Chẩm nại long đầu thuộc lão thành.

Nghĩa là: Năm Thiên Phúc thứ 2 bắt đầu đi thi, đến năm Ung Hy thứ 2 mới đỗ đạt. Trên đầu tóc đều đã bạc trắng, nhưng vui vì đường mây đã mờ dưới chân. Xem bảng chẳng thấy bạn cùng lứa, về nhà chỉ thấy con cháu đón mừng. Cũng biết rằng đỗ đạt khi còn trẻ là tốt, nhưng biết làm sao khi ngôi đầu bảng lại thuộc về ông glà.

Theo ghi chép trong chính sử, lần đầu tiên Lương Hạo đi thi Tiến sĩ đã không thi đỗ, ông ở lại kinh thành Biện Lương, từng có kiến nghị với Tống Thái Tông rằng, tuyển chọn người tài không thể chỉ dựa vào thơ phú, mà phải chú trọng đến thực tài trị quốc trị dân, nhưng kiến nghị của ông không được tiếp thu. Năm Ung Hy thứ 2, ông lại tiếp tục vào kinh thành dự thi, vượt qua kỳ thi Điện của Thái Tông, thi đỗ Trạng nguyên, được nhận chức "Đại danh phủ quan sát thôi quan", năm ấy ông hai mươi ba tuổi.

Sách sử còn nói rằng, Lương Hạo "tướng mạo đẹp đẽ, thân thể cường tráng ít bệnh tật, gia đình hòa mục, giỏi giao thiệp với các quân sĩ, trọng danh dự uy tín", ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Học sĩ viện Hàn Lâm, Tri phủ phủ Khai Phong, kinh đô nhà Tống. Trong thời gian đó, từng cùng với Dương Lệ, Chu Đài Phù, Lý Nhược Chuyết quản lý các vấn đề khoa cử. Lại cùng với những người trong nhóm Tiền Nhược Thủy soạn ra "Thái Tố thực lục" vầ "Khởi cư chú". Lương Hạo là một viên quan có tài, mỗi lần lên triều dâng tấu, thì lời lẽ sáng suốt, đối đáp trôi chảy, lại có tầm nhìn xa trông rộng, được Chân Tông trọng dụng và người đương thời khen ngợi. Năm Cảnh Đức thứ nhất (năm 1004), Lương Hạo bị bệnh nan y và mất khi đang làm Tri phủ phủ Khai Phong, năm đó ông bốn mươi hai tuổi. Các trước tác của ông được tập hợp thành mười lăm quyển.

Lương Hạo có ba người con trai, người con trai cả là Lương cổ, sinh vào ngày Lương Hạo thi đỗ Trạng nguyên, sau đó Lương cố cũng thi đỗ Trạng nguyên, vì thế hai cha con họ được gọi là "phụ tử Trạng nguyên". Nhưng Lương cố cũng giống như cha mình, không sống thọ, đến năm ba mươi ba tuổi thì mất. Cha con Lương Hạo, Lương cố cùng là Trạng nguyên, điều này ít gặp trong chế độ khoa cử của Trung Quốc cố đại. Hơn nữa, họ đều làm quan thanh liêm chính trực, có tác phẩm để đời. Từ đời Tống, đời Kim trở đi, người ta đã lập bảng "phụ tử Trạng nguyên" cho cha con họ, tấm bảng được làm bằng gỗ, quy mô khá nhỏ. Năm Khang Hy thứ 58 đời Thanh (năm 1719), quan Thái thú ở Duyên Châu là Kim Nhất Phượng phụng chỉ trùng tu, đối thành tấm bảng bằng đá, đề lên câu đối: Thị phụ thị tử, đồng tác trạng đầu thiên tải thiểu; Vi khanh vi tướng, lưu truyền lịch đại nhất môn đa (Cha ấy con ấy, cùng đỗ Trạng nguyên là điều nghìn năm hiếm thấy; Làm khanh, làm tướng, lưu truyền muôn đời lại ở cùng trong một nhà đông đảo).

Xem bói Quẻ Quan Thế Âm Lương Hạo Đăng Khoa là quẻ thẻ Thượng Cát trong quẻ thẻ quan âm, là quẻ số 47 !

Quẻ này là tượng gấm lại thêu hoa.
Những việc mong cầu đều được tốt đẹp,