QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 51 - XĂM THƯỢNG
1. Lá xăm
Cung Tý
夏日炎天日最長
人人愁熱悶非常
也解知人天地意
薰風拂拂自然凉
Hạ nhật diêm thiên nhật tối trường
Nhân nhân sầu nhiệt muộn phi thường
Dã giải tri nhân thiên địa ý
Huân phong phất phất tự nhiên lương
Ngày hè trời nóng kéo qua đêm
Người người oi bức lại buồn thêm
Bổng chốc đất trời thông hiểu ý
Gió thơm thổi nhẹ lướt qua thềm
Người Buồn Vì Khí Nóng Mùa Hè. Phàm việc gì chẳng nên nóng nảy vậy.
2. Giải xăm
Lui, tới đừng ngờ,
Tự có kỳ tối.
Muốn mưu dùng việc,
Chẳng nên làm xằng.
Nghĩa là: Tiến thoái không ngờ, Tự có thời tốt. Muốn mưu dùng việc, Chẵng nên làm càng
Giải quẻ: Gia đạo cầu phúc, Tự thân cản phòng, Cầu tài thu cát, Giao dịch bình, Hôn nhân hợp,
Người đi động, Điền vụ tổn, Lục súc bình, Tìm người có, Kiện thụng cát, Di dời y cũ,
Vật mất tìm về phương bắc, Bệnh hoàn nguyện (cúng trả lễ lời van vái trước kia), Phong thủy cát.
Tích cổ: Khổng Minh Vào Tứ Xuyên:
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, vào cuối nhà Hán, Lưu Chương là con của quan mục Ích Châu là Lưu Yên, sau khi Lưu Yên mất, được tập ấm tước vị của cha, trở thành quan Mục của ích Châu. Lưu Chương lầ người nhu nhược đa nghi, Trương Lỗ ờ Hán Trung kiêu ngạo, không nghe theo lệnh của Lưu Chương, vì thế Lưu Chương giết cả nhà mẹ và em của Trương Lỗ, khiến hai bên trở thành thù địch. Lưu Chương đưa quân đánh Trương Lỗ, nhưng thất bại.
Khi nội loạn ở Ích Châu vẫn chưa dẹp yên, lại nghe tin tướng của Tào Tháo đem quân tập kích. Lâm vào tình cảnh trong ngoài đều khó khăn, Lưu Chương nghe theo chủ trương của các thuộc hạ thân tín là Trương Tùng và Pháp Chính, đón Lưu Bị vào Ích Châu, muốn mượn uy lực của Lưu Bị để chống lại Trương Lỗ và Tào Tháo. Năm 211, Lưu Chương sai Pháp Chính mang bốn nghìn người và một khoản tiền lớn tặng cho Lưu Bị, Lưu Bị đích thân thống lĩnh quân đội vào đất Thục. Đến Bồi Thành (nay thuộc thành phố Cẩm Dương của Tứ Châu), Lưu Chương đích thân ra nghênh đón. Khống Minh cũng theo Lưu Bị đến ích Châu, xem xét địa thế. Một dải Tây Xuyên, địa thế hiểm yếu, có thể công cũng có thể thủ. Nhờ Khổng Minh bố trí chu toàn, Tây Châu đã trở thành nơi khởi nguồn của chính quyền Thục Hán của Lưu Bị.
Ở Bồi Thành, Trương Tùng, Pháp Chính và Bàng Thống đều kiến nghị với Lưu Bị, nhân cơ hội này hãy giết Lưu Chương, nhưng Lưu Bị lại có tính toán khác. Lưu Chương giao binh sĩ cho Lưu Bị, lệnh cho Lưu Bị tấn công Trương Lỗ, nhưng Lưu Bị lại chưa xuất binh, mà muốn thu phục lòng dân.
Năm 212, Lưu Bị mượn quân và mượn lương thực của Lưu Chương để đem quân trở về Kinh Châu tiếp viện cho Tôn Quyền, nhưng Lưu Chương chỉ cho Lưu Bị một nửa binh lực. Đồng thời Lưu Chương phát hiện thuộc hạ của mình là Trương Tùng cấu kết với Lưu Bị, vì thế hai bên thành ra chia rẽ. Vì thế Lưu Bị tiến đánh Ích Châu. Bọn Lãnh Bao, Trương Nhiệm, Đặng Hiền cố thủ ở Bồi Thành chống lại Lưu Bị, nhưng bị đánh bại. Lưu Bị đánh đến cửa ải Cẩm Trúc, tướng giữ cửa ải là Lý Nghiêm đầu hàng. Năm 214, Lưu Bị bị chặn lại ở Lạc Thành (nay thuộc thành phố Quảng Hán tỉnh Tứ Châu), chiến sự kéo dài một năm. Sau đó Gia Cát Lượng, Trương Phi và Triệu Vân đem quân từ Kinh Châu vào đất Thục cứu viện, Pháp Chính lại làm nội ứng cho Lưu Bị. Lưu Chương buộc phải đầu hàng Lưu Bị vào năm 214.
Sau khi Lưu Bị chiếm được ích Châu, tiến hành luận công ban thưởng, Gia Cát Lượng được thưởng năm trăm cân vàng, một nghìn cân bạc, năm nghìn đồng tiền, một nghìn sức gấm, lại được phong làm Quân sư tướng quân, làm việc ở phủ Tả tướng quân. Sau đó Lưu Bị liên tục xuất binh chinh phạt, Gia Cát Lượng phụ trách việc trấn thủ Thành Đô, chuẩn bị lương thực, binh sĩ cho Lưu Bị.
Năm Diên Khánh thứ nhất đời Hán Hiến Đế (tức năm 220), Tào Phi chiếm ngôi nhà Hán tự lên ngôi. Năm Ngụy Hoàng thứ 2 (tức năm 221), quần thần nghe được tin Hán Hiến Đế bị hãm hại, khuyên Lưu Bị, lúc này đã là Hán Trung Vương, đăng cơ xưng đế, nhưng Lưu Bị không nghe theo. Gia Cát Lượng dùng câu chuyện Cảnh Thuần thuyết phục Lưu Tú đăng cơ để khuyên Lưu Bị, Lưu Bị mới đồng ý. Sau khi Lưu Bị xưng đế, giao cho Gia Cát Lượng làm Thừa tướng lục thượng thư sự.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiền kế vị, phong cho Gia Cát Lượng làm Vũ Vương Hầu. Không lâu sau, Gia Cát Lượng lại làm Ích Châu Mục. Những sự việc lớn nhỏ trong chính quyền nhà Thục Hán, Lưu Thiền đều hỏi ý kiến của Gia Cát Lượng, do Gia Cát Lượng quyết định.