QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 52 - XĂM HẠ

1. Lá xăm

Quẻ xăm background

Cung Tý

水中捉月費功夫
費盡功夫却又無
莫說閑言并亂語
枉勞心力强身孤

Thủy trung tróc nguyệt phí công phu
Phí tận công phu khước hựu vô
Mạc thuyết nhàn ngôn binh loạn ngữ
Uổng lao tâm lực cưỡng thân cô

Mò trăng đáy nước để mà chi
Phí sức tốn công chẳng được gì
Bỏ tiếng ong ve lời không đẹp
Giử phận thân yên tránh thị phi

Tham Công Nghĩ Uổng. Phàn việc gì đều chẳng đặng như ý vậy.

2. Giải xăm

Nói năng khó nghĩ,
Dùng uổng tấm lòng.
Phàm việc lao lực,
Chẳng đặng thành công.

Nghĩa là: Lời nói khó nghỉ, phí tâm lao lực. Trong nhà ưu phiền, Đợi gặp quí nhân

Giải quẻ: Gia đạo bất an, Tự thân thiếu cát, Cầu tài trung bình, Giao dịch khó, Hôn nhân chưa tựu,
Người đi hiểm, Điền vụ bình, Lục súc suy, Tìm người tới, Kiện tụng hòa, Di dời bình thường
Bệnh tìm gặp thuốc, Phong thủy cát.

Tích cổ: Lý Bạch Say Rượu Mò Trăng:

Lý Bạch nguyên quán ờ Thành Kỷ, Thiểm Tây, vào cuối thời Tùy, gia tộc của ông chuyển đến thành Toái Diệp ờ Trung Á, Lý Bạch được sinh ra ở đây. Khi Lý Bạch bốn tuổi, gia đình ông chuyển đến huyện Chương Minh ở Cẩm Châu (nay là huyện Giang Du ờ Tứ Châu). Năm hai mươi tư tuổi, ông một mình rời khỏi đất Xuyên, bắt đầu đi du ngoạn, mong muốn được kết giao bạn bè, gặp gỡ những người có danh tiếng trong xã hội, từ đó mà được tiến cử, có được địa vị cao, thực hiện được lý tưởng và hoài bão chính trị. Ông phiêu bạt suốt mười năm, không có được thành công gì, nhưng lại sáng tác được vô số áng thơ kiệt xuất, tài thơ nổi tiếng khắp thiên hạ.

Năm Thiên Bảo thứ nhất, do được đạo sĩ Ngô Nhân Quân tiến cử (có một thuyết là do công chúa Ngọc Chân em gái của vua Đường Huyền Tông tiến cử), Đường Huyền Tông triệu Lý Bạch vào cung, làm việc cho viện Hàn Lâm. Không lâu sau, do bị những kẻ quyền quý gièm pha, ông bị đuổi ra khỏi kinh thành. Sau đó, ông quanh quẩn ở vùng Trường Giang và sông Hoài, tâm trạng vô cùng sầu muộn.

Mùa đông năm Thiên Bảo thứ 14 (năm 755), An Lộc Sơn làm loạn, lúc này Lý Bạch đang ờ ẩn ở núi Lư Sơn, gặp đại quân của Vĩnh Vương Lý Lân đang xuống phía đông, mời Lý Bạch xuống núi vào trong phủ. Sau đó Lý Lân làm phản, bị Đường Túc Tông tiêu diệt, Lý Bạch cũng bị liên lụy, bị lưu đày đến Dạ Lang (nay thuộc tỉnh Quý Châu), giữa đường được ân xá trở về. Ông qua lại ờ các vùng đất Tầm Dương (nay là cửu Giang tỉnh Giang Tây) và Tuyên Thành (nay là Tuyên Thành tỉnh An Huy).

Năm Bảo ứng thứ nhất đời vua Đường Thái Tông (tức năm 762), tương truyền Lý Bạch lúc đó ở huyện Đương Đồ tỉnh An Huy, sau khí uống rượu, bèn bơi một chiếc thuyền nhỏ đi ngắm trăng, thấy bóng trăng in dưới nước, ông muốn vớt trăng lên, vì thế trượt chân ngã xuống nước mà chết đuối.

Về cái chết của Lý Bạch, có rất nhiều giả thuyết, không thể xác định thuyết nào mới là đúng. Nhìn chung, có thể chia thành ba loại sau: một là say rượu mà chết, hai là mắc bệnh mà chết, ba là chết đuối. Thuyết thứ nhất gặp trong "Cựu Đường thư", nói rằng "Lý Bạch uống rượu quá nhiều, say mà chết ở Tuyên Thành". Thuyết thứ hai bắt nguồn từ các bộ chính sử khác hoặc từ sự khảo chứng của các học giả, chuyên gia. Thuyết này cho rằng, khi Lý Quang Bật lên phía đông trấn giữ Lâm Hoài, Lý Bạch lúc ấy đã sáu mươi mốt tuổi, không quản tuổi cao, nghe tin liền xin đi giết giặc, hy vọng lúc tuổi glà xế bóng có thể tận lực cứu nguy cho đất nước. Vì bị bệnh, nên giữa đường phải quay về, năm sau thì ốm mà mất ở chỗ Lý Dương Băng, huyện lệnh huyện Đương Đồ. Còn thuyết thứ ba xuất hiện nhiều trong các truyền thuyết dân gian, mang đậm sắc thái lãng mạn, rất phù hợp với tính cách khác thường của thi nhân.

Nhưng cho dù là thuyết nào, cũng đều có mối liên quan trực tiếp đến việc Lý Bạch cùng Lý Lân mưu phản làm loạn. Bởi vì sau khi Lý Bạch bị lưu đày đến Dạ Lang, rồi được ân xá trở về không lâu, liền kết thúc cuộc đời ly kỳ mà đầy trắc trở của ông, đây là một sự thật không cần bàn cãi.