QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 56 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Sửu
灘小石溪流水方
風清明月貴人鄉
路須借問何方去
管取林中花草香
Than tiểu thạch khê lưu thủy phương
Phong thanh minh nguyệt quí nhân hương
Lộ tu tá vấn hà phương khứ
Quản thủ lâm trung hoa thảo hương
Bải cạn khe sâu nước chảy quanh
Trăng trong gió mát người vắng tanh
Đi đường cần hỏi phương nào tới
Thơm ngát hoa rừng tới hái nhanh
Thuyền Đi Suối Nhỏ. Phàm việc gì sau này mới có hy vọng.
2. Giải xăm
Mưu toan dùng việc,
Uổng sức, nhọc lòng.
Thủ cựu đợi thời,
Rồi việc rất tốt.
Nghĩa là: Mưu tính dụng sự, Uổng phí nhọc lòng. Giữ như cũ chờ thời, Việc sau đại cát
Giải quẻ: Gia đạo an, Tự thân cát, Cầu tài trung bình, Giao dịch lợi, Hôn nhân toại ý, Người đi tới,
Điền vụ thu lợi, Lục súc tổn, Tìm người có, Kiện tụng thắng lý, Di dời cát, Vật mất tìm về trể,
Bệnh dứt nhanh, Phong thủy cần sửa.
Tích cổ: An Lộc Sơn Mưu Phản:
An Lộc Sơn (703 – 757), người Doanh Châu sống vào đời Đường. Cha của An Lộc Sơn là người dân tộc Hồ, họ Khang, mẹ là người dân tộc Đột Quyết, tên ban đầu là A Lạc Sơn (còn có tên là Yết Lạc Sơn), có nghĩa là "chiến đấu". An Lộc Sơn khi nhỏ đã mất cha, theo mẹ ờ với người Đột Quyết. Sau đó mẹ của An Lộc Sơn tái giá với An Diên Yến, anh trai của tướng quân dân tộc Đột Quyết An Ba Chú, vì thế An Lộc Sơn mới mang họ An, tên là Lộc Sơn.
Năm mười ba tuổi, An Lộc Sơn gia nhập quân đội, chưa đến bốn năm, đã làm đến chức Bình Lư tướng quân. Năm bốn mươi tuổi, ông một bước thăng lên Bình Lư quân Tiết độ sứ, là một trong những chức thống soái quân sự cao nhất canh giữ biên cương lúc bấy giờ.
Sau khi An Lộc Sơn được làm Tiết độ sứ, đã ra sức tìm kiếm các loài chim thú quý hiếm, trân châu ngọc quý, đưa đến cung đình lấy lòng Đường Huyền Tông. Đường Huyền Tông cho rằng An Lộc Sơn có lòng trung với mình, nên phong cho Lộc Sơn làm Quận vương, cho xây dinh phủ tráng lệ cho An Lộc Sơn ờ Trường An. Sau khi An Lộc Sơn chuyển vào Vương phủ, Đường Huyền Tông còn cho người đến uống rượu nghe nhạc cùng An Lộc Sơn, để Dương Quý Phi nhận An Lộc Sơn làm con.
Sau khi Tể tướng Lý Lâm Phủ bị bệnh qua đời, người anh cùng họ của Dương Quý Phi là Dương Quốc Trung nhờ vào thế lực của ngoại thích đã được nhận chức Tể tướng. Dương Quốc Trung vốn là tên vô lại, An Lộc Sơn coi thường Dương Quốc Trung, Dương Quốc Trung cũng rất căm ghét An Lộc Sơn, giữa hai người đã phát sinh mâu thuẫn, Dương Quốc Trung nhiều lần nói với Đường Huyền Tông rằng An Lộc Sơn có ý đò làm phản, nhưng Đường Huyền Tông không tin.
Tháng mười năm 755, An Lộc Sơn đã chuẩn bị xong xuôi, quyết định tạo phản. Lúc này, vừa hay có một quan viên từ Trường An đến Lạc Dương. An Lộc Sơn làm giả chiếu thư của Đường Huyền Tông từ Trường An gửi đến, triệu tập các tướng sĩ tuyên bố rằng: "Đã nhận được mật lệnh của hoàng thượng, muốn ta lập tức đem quân vào kinh diệt Dương Quốc Trung" Và như vậy, mười lăm vạn bộ binh và kỵ binh đã xuất phát từ vùng Bình Nguyên ở Hà Bắc, như một cơn lốc cuồn cuộn tiến về, trống chiêng vang dậy. Một dải Trung Nguyên đã hơn một trăm năm không có chiến tranh, dân chúng đã mấy đời không nhìn thấy cảnh chém giết, nên quan viên ờ ven đường người thì bỏ chạy, người thì đầu hàng.
Phản quân của An Lộc Sơn tiến thẳng theo hướng nam, hầu nhừ không gặp phải sự kháng cự nào.
Chẳng bao lâu, phản quân đã vượt sông Hoàng Hà, chiếm tĩnh Lạc Dương. Sau khi Đồng Quan thất thủ, Đường Huyền Tông vội vàng chạy về Thành Đô. An Lộc Sơn liền tự xưng vương, đổi tên nước là "Yên".
An Lộc Sơn vốn có bệnh ở mắt, từ khi khởi binh đến lúc này, thị lực dần dần giảm sút, sau cùng hai mắt bị mù. Lại thêm mắc chứng ung nhọt, nên tính tình ngày càng tàn bạo, với những người hầu hạ bên cạnh, chỉ cần hơi phật ý, không bị đánh đập cũng bị mắng chửi. Chỉ cần có một chút sai sót, liền bị giết ngay. Sau khi An Lộc Sơn xưng đế, những chuyện các tướng tĩnh bàn bạc, đều được Nghiêm Trang truyền đạt lại. Nghiêm Trang tuy được trọng dụng, nhưng cũng thường xuyên bị An Lộc Sơn đánh đập. Hoạn quan Lý Trư Nhi thường hầu hạ y phục cho An Lộc Sơn là người bị đánh nhiều nhất, nên vô cùng bất mãn. Đoàn thị được An Lộc Sơn sủng áỉ, sinh được một người con trai, tên là "Khánh Ân", rất được yêu mến, An Lộc Sơn luôn muốn cho Khánh Ân thay thế vị trí của thái tử An Khánh Tự. An Khánh Tự cũng lo mình bị phế truất. Vì thế, Nghiêm Trang và An Khánh Tự, Lý Trư Nhi liên kết với nhau, mưu hại An Lộc Sơn.
Đêm ngày mùng năm tháng giêng năm Chí Đức thứ 2 (tức năm 757), ba người bí mật lẻn vào phòng ngủ của An Lộc Sơn. Lý Trư Nhi tay cầm cây đao lớn lao thẳng vào trong màn, nhằm trúng bụng của An Lộc Sơn đang nằm trên giường đâm mạnh một nhát, kết thúc cuộc đời của An Lộc Sơn.