QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 59 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Dần
直上重樓去藏身
四圍荆棘繞為林
天高君命長和短
得ㄧ番成失二人
Trực thượng trùng lâu khứ tàng thân
Tứ vi kinh cức Nhiểu vi lâm
Thiên cao quân mệnh trường hòa đoản
Đắc nhất phiên thành thất nhị nhân
Lên lầu cao ấy ẩn thân ngay
Gai nhọn thành rừng tứ phía vây
Mạng trời đã định dài hay ngắn
Được chỉ một thôi mất tới hai
Thủ Cựu Tùy Thời. Phàm việc gì đợi thời thì tốt.
2. Giải xăm
Như say uống rượu,
Khá tua thủ cựu.
Đợi khi vận tới,
Chẳng bị họa trời.
Nghĩa là: Như uống rượu say, Chỉ nên giữ như cũ. Đời thời cát lai, mới không sai lổi
Giải quẻ: Gia đạo cầu phước thì khỏi, Tự thân an, Cầu tài bình, Giao dịch thành, Hôn nhân không hợp,
Người đi tới, Tìm người trở, Điền vụ bình, Lục súc đại lợi, Kiện tụng thua, Di dời cát,
Vật mất tìm không gặp, Bệnh cầu phúc thì khỏi, Phong thủy cát.
Tích cổ: Trương Lương Ẩn Sơn:
Trương Lương (không rõ năm sinh -186 tr.CN) là người Thành Phụ, sống vào cuối thời nhà Tần. Là con cháu của dòng dõi quý tộc nước Hàn, Trương Lương rất oán hận nhà Tần, ông đã bán gia sản, mua chuộc thích khách, tìm cơ hội hành thích Tần Thủy Hoàng.
Năm Thủy Hoàng thứ 29 (tức năm 218 tr.CN), Tần Thủy Hoàng đi tuần phương đông, đến đất Lương Ngụy. Trương Lương đã xem xét địa thế ở vùng đất đó từ trước. Sáng sớm hôm đó, Trương Lương và một gã trai tráng mai phục trước ở Bạc Lãng Sa là nơi mà Tần Thủy Hoàng chắc chắn sẽ đi qua trên đường tuần du, chuẩn bị hành thích Tần Thủy Hoàng.
Khi đội ngũ tuần du của Tần Thủy Hoàng đã đến gần họ, gã trai tráng liền cầm cây chùy bằng sắt lớn ném về phía chiếc xe Tần Thủy Hoàng ngồi, tiếc rằng không trúng, chỉ đánh trúng chiếc xe bên cạnh. Tần Thủy Hoàng vừa sợ hãi vừa tức giận, ra lệnh truy nã trong toàn quốc, nhưng tìm kiếm liên tục trong suốt mười ngày mà vẫn không thấy nghi phạm. Trương Lương nổi danh từ đó.
Trương Lương đi theo Lưu Bang, trở thành quân sư cho Lưu Bang. Ông lập mưu tính kế, trợ giúp cho Lưu Bang lập nên chính quyền nhà Hán. Trong khi Lưu Bang và Hạng Vũ giao chiến, có người kiến nghị rằng: Chi bằng hãy tấn phong cho sáu nước trước đây, khiến cho hộ đều được độc lập mà chống lại Hạng Vũ. Lưu Bang nghe vậy cũng dao động, liền sai người mau chóng khắc ấn và ngọc tỷ đi du thuyết. Nhưng Trương Lương đã phản đối việc đó với lý do để tránh đại họa cho đời sau. Sau khi đánh bại Hạng Vũ, có người kiến nghị xây dựng kinh đô ở Trường An, nhưng bị quần thần phản đối. Lưu Bang hỏi ý kiến Trương Lương, Trương Lương cho rằng điều kiện của Trường An tốt hơn Lạc Dương, vì thế chọn kinh đô là Trường An.
Sau khi Hạng Vũ chết không lâu, nhà Hán được xác lập, nhưng lại chậm trễ trong việc luận công ban thưởng. Một hôm, Lưu Bang ờ trong cung, thấy một nhóm bề tôi đang tụ tập bàn tán. Lưu Bang hỏi Trương Lương xem các bề tôi đang bàn tán điều gì, Trương Lương trả lời rằng, do chậm trễ chưa ban thưởng phong tước, nên quần thần đang bàn bạc xem sẽ tạo phản như thế nào. Câu trả lời khiến cho Lưu Bang hoảng hốt, bèn hỏi xem cách giải quyết như thế nào, Trương Lương hỏi Lưu Bang: "Chúa công oán hận ai nhất?" Lưu Bang nói: "Ung xỉ, vì hắn thường làm nhục ta!" Trương Lương nói: "Xin chúa công lập tức trọng thưởng cho Ung Xỉ!" Lưu Bang lập tức làm theo. Sau khi chuyện này truyền ra, quần thần cho rằng: Đến Ung xỉ là người mà chúa công oán hận nhất còn được ban thưởng, nên chắc chắn phần của mình cũng không thể quá ít ỏi, vì thế đã từ bỏ ý đồ tạo phản.
Lúc luận công phong tước, Lưu Bang cho Trương Lương tự chọn cho mình ba vạn hộ ở nước Tề làm thực ấp, nhưng Trương Lương từ chối, xin được phong cho đất Lưu (nay là huyện Bái tỉnh Giang Tô) là nơi gặp gỡ Lưu Bang trước kia, Lưu Bang đồng ý. Trương Lương từ đó được gọi là Lưu Hầu. Sở dĩ Trương Lương từ chối đất phong, là vì sau khi nước Hàn mất, gia tộc của ông bại vong, thân là kẻ áo vải, mà được liệt vào hàng vương hầu, nên thấy thế là đủ lắm rồi.
Thấy chính quyền nhà Hán ngày càng vững chắc, mục đích chính trị "báo thù cho nước Hàn trước nước Tần" và mục tiêu cá nhân "được phong vạn hộ, vào hàng vương hầu" của mình đã đạt đưực, lại thêm bản thân bệnh tật kéo dài, cơ thể suy nhược, lại tận mắt trông thấy kết cục bi thảm của những bề tôi có công như Bành Việt, Hàn Tín, liên tưởng đến tình cảnh của Phạm Lão, Văn Chủng sau khi nước Việt thắng lợi, người thì bỏ trốn, người thì chết, Trương Lương đã ngộ ra đạo lý "thỏ hết thì giết chó săn, chim hết thì bỏ cung tốt", vì thế tự xin lui về, từ bỏ mọi chuyện nhân gian, chuyên tâm tu đạo, nuôi dưỡng tinh chất, sùng chuộng cái học Hoàng Lão, ở ấn tu luyện để thành tiên.
Tương truyền sau khi Trương Lương thành tiên, trong Đạo giáo có địa vị là "Thái Huyền Đồng Tử", thường làm bạn với Thái Thượng Lão Quân ở Thái Thanh. Cháu của ông là Trương Đạo Lăng cũng đắc đạo thành tiên.