QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 69 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Thìn
冬來嶺上ㄧ枝梅
葉落枝枯總不嶊
但得陽春帩急至
依然還我作花魁
Đông lai lãnh thượng nhất chi mai
Diệp lạc chi khô tổng bất thôi
Đản đắc dương xuân tiêu cấp chí
Y nhiên hoàn ngã tác hoa khôi
Đông về đỉnh núi một cành mai
Cành khô lá rụng chẳng lung lay
Nắng ấm gió xuân rồi sẽ tới
Trả ngay danh hiệu hoa khôi này
Hoa Mai Đợi Xuân. Phàm việc gì nên chậm thì tốt.
2. Giải xăm
Một mũi tên bắn tới,
Trong giữa cõi hư không.
Chờ được xuân đến,
Màu ở trong đó.
Nghĩa là: Tên bắn lên không, Thấy không chẳng không. Đợi mùa xuân tới, Xinh tươi sắc màu
Giải quẻ: Gia đạo thiếu lợi, Tự thân làm phúc, Cầu tài cẩn thận, Giao dịch đợi thời, Hôn nhân trể,
Người đi lâu tới, Tìm người có, Điền vụ lục súc vượng, Kiện tụng thua, Vật mất tìm về hướng đông, Bệnh lo tìm thầy, Phong thủy cải sửa.
Tích cổ: Mai Khai Nhị Độ:
Đời vua Đường Túc Tông, có một Huyện lệnh tên là Mai Bá Cao, là vị quan thanh liêm chính trực. Khi Lư Khỏi nắm quyền, đã tin dùng kẻ gian tà, lại kết giao bè đảng. Khi Lư Khởi được thăng chức, các quan viên khác đều nhân cơ hội để nịnh hót, nhưng Mai Bá Cao lại vạch tội tố cáo Lư Khởi. Sau khi Mai Bá Cao đến kinh thành, gặp đúng lễ mừng thọ Lư Khởi, Mai Bá Cao hết lời mắng Lư Khởi trong bữa tiệc. Lư Khởi ôm hận trong lòng, vu cáo cho Mai Bá Cao câu kết với giặc Thát Đát mưu phản. Hoàng đế rất phẫn nộ, ra lệnh giết cả nhà Mai Bá Cao. Con trai của Mai Bá Cao là Mai Lương Ngọc may mắn thoát được kiếp nạn này.
Trong lúc nguy cấp, Mai Lương Ngọc đã trốn tránh khắp nơi, đói ngất bên ngoài một ngôi chùa, được hòa thượng trong chùa giữ lại, từ đó đổi tên thành Mục Tùng, ờ lại trong chùa. Vị hòa thượng đó tên là Trần Nhật Đông, là anh trai của Binh bộ Thượng thư Trần Nhật Thăng của triều trước. Trần Nhật Thăng rất kính trọng anh trai, cứ ngày mười lăm hàng tháng đều đến chùa thăm anh. Hôm đó, Trần Nhật Thăng lại đến chùa, thấy Mục Tùng lanh lợi đáng yêu, bèn yêu cầu Mục Tùng đến nhà mình trông hoa. Vì thế, Mục Tùng theo Trần Nhật Thăng đến phủ họ Trần, lại lấy tên là Hỷ Đồng, hàng ngày quét dọn và trồng hoa trong vườn. Kỳ thực Trần Nhật Thăng là bạn tốt xưa kia của Mai Bá Cao.
Hoa viên nhà họ Trần trồng rất nhiều loại hoa, vào lúc hoa mai nở rộ, Trần Nhật Thăng muốn mượn hoa mai để tế Mai Bá Cao. Nào ngờ tối hôm đó, một trận mưa tuyết lớn đổ về, khiến hoa mai trong vườn rụng hết. Trần Nhật Thăng trong lòng buồn phiền, bỗng chốc không còn mong muốn gì nữa, muốn bỏ nhà đi tu, mọi người hết sức khuyên giải. Con gái của Trần Nhật Thăng là Trần Hạnh Nguyên cũng khuyên cha không nên xuất gia, lại cầu trời xin hãy cho hoa mai nờthêm một lần nữa.
Mục Đồng tận mắt nhìn thấy tất cả, trong lòng rất đau buồn. Nhân lúc vắng người, bèn đến bên bàn thờ cha mình do Trần Nhật Thăng lập ra, quỳ xuống, khấn rằng: cầu xin ông trời hãy cho hoa mai nở lại, một là hiển ứng thành toàn, tránh cho người nhà họ Trần khỏi ly tán, hai là hiển ứng cho linh hồn trung nghĩa của cha. Lại viết một bài thơ lên tường:
Thốc thốc mơi hoa số trượng cao, Khấu càu phong lộ há thiên tào.
*
Tợc gia hoa mộc thành hôi thổ, Nhị thứ hoa mơi vạn cổ tao.
– (Khóm khóm hoa mai cao mấy sào, cầu xin mưa móc tự trời cao.
Họ hoa ngày trước thành tro bụi, Mai nở hai lần thực hiếm sao.)
Nào ngờ đến sáng sớm hôm sau, hoa mai khắp vườn lại đã nở tưng bừng.
Trần Nhật Thăng nghe người nhà bấm báo, vội vàng đến hoa viên, nhìn thấy khắp vườn hoa mai nở rộ, thì nước mắt tràn trề, cảm tạ trời cao có mắt, lại thấy có một bài thơ trên tường, rất ý vị; người nhà nhặt được một tấm bài vị, cầm lên xem, đó là bài vị tế Mai Bá Cao, lạc khoản đề là "Mai Lương Ngọc". Qua một hồi hỏi han, mới biết anh chàng Hỷ Đồng này chính là Mai Lương Ngọc.
Con gái của Trần Nhật Thăng là Trần Hạnh Nguyên từ nhỏ đã định ước thành thân với Mai Lương Ngọc, Trần Nhật Thăng vội gọi con gái và Mai Lương Ngọc đến nhận nhau, lại nól chuyện đính ước năm nọ nói với hai người. Từ đấy, Mai Lương Ngọc ờ lại nhà họ Trần, chăm chỉ học hành, sau đó tham gia kỳ thi Điện, thi đỗ Trạng nguyên.
Tích truyện này có nguồn gốc từ vở kịch truyền thống "Nhị độ mai", còn vở kịch này lại lấy đề tài từ tiểu thuyết cổ điển cùng tên.