QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 70 - XĂM HẠ

1. Lá xăm

Quẻ xăm background

Cung Thìn

朝朝恰是采花蜂
飛出西南又走東
春盡花殘無覓處
此心不變舊行踪

Triêu triêu kháp tự thái hoa phong
Phi xuất tây nam hựu tẩu đông
Xuân tận hoa tàn vô mịch xứ
Thử tâm bất biến cựu hành tung

Như ong tìm mật ngọt hàng ngày
Vượt qua nam bắc lại đông tây
Xuân tàn hoa rụng nơi nào kiếm
Đôi cánh mỏng ngày bay vẫn bay

Ong Mật Hái Hoa. Phàm việc gì cũng nhọc lòng uổng sức vậy.

2. Giải xăm

Mùa xuân trọn ngày,
Mưa lâu chẳng tạnh.
Cầu mưu dùng việc,
Chẳng bằng yên tịnh.

Nghĩa là: Cuối cùng xuân đến, mưa lâu không tạnh. Muốn mưu việc gì, chẳng bằng yên tịnh

Giải quẻ: Gia đạo khẩu thiệt, Tự thân tiểu nhân, Cầu tài hao, Giao dịch phản phúc, Hôn nhân không bền, Người đi tra dò, Điền vụ lục súc tổn, Tìm người không, Kiện tụng thua, Vật mất tìm không gặp; Bệnh trở, Di dời giữ như cũ, Phong thủy sửa đổi.

Tích cổ: Lý Mật Phản Đường:

Cuối nhà Tùy, Tùy Dạng Đế ngày càng ngông cuồng, xa xỉ, hoang dâm, thu thuế nặng nề, vơ vét của dân, khiến dân chúng lầm than khổ cực, nông dân các vùng lũ lượt dựng cờ nối dậy. Năm Đại Nghiệp thứ 12 (năm 616), sau khi cuộc nổi dậy của Dương Huyền cảm chống lại nhà Tùy thất bại, Lý Mật (582 – 619) có xuất thân quý tộc đã chuyển sang đầu quân Ngốa Cương.

Lý Mật có tài thao lược, sau khi Địch Nhượng bên quân Ngõa Cương chọn dùng kế sách của Lý Mật, đã đánh bại Trương Tu Đà là bề tôi đắc lực của nhà Tùy. Do đó Lý Mật chiếm được chỗ đứng vững chắc trong quân Ngõa Cương, đồng thời xây dựng được doanh trại Bồ Sơn Công, doanh trại này do Lý Mật trực tiếp vũ trang. Vì vậy thế lực của Lý Mật trong quân Ngõa Cương dần dần lớn mạnh.

Cùng với những thắng lợi liên tục của quân Ngốa Cương, mâu thuẫn giữa Lý Mật với Địch Nhượng cũng ngày càng sâu sắc. Sau đó Lý Mật bày tiệc rượu mời đám Địch Nhượng, trong bữa tiệc, đã ra tay giết chết Địch Nhượng cùng mấy trăm tùy tùng thân tín. Lý Tích (vốn họ Từ, tên là Thế Tích, tự Mậu Công) bị trọng thương, còn Đan Hùng Tín thì cầu xin mà được miễn tội chết. Sau khi Lý Mật thay thế Địch Nhượng, công thành chiếm đất, chiến công lừng lẫy.

Năm 618 sau Công nguyên, Vũ Văn Hóa Cập giết chết Tùy Dạng Đế, chính quyền nhà Tùy trong tình thế cấp bách, bèn chiêu dụ Lý Mật, lệnh cho Lý Mật tiêu diệt Vũ Văn Hóa Cập. Đúng lúc Lý Mật nghênh chiến với Vũ Văn Hóa Cập, thì nội bộ Đông Đô nhà Tùy cũng xuất hiện phản loạn, Vương Thế Sung lợi dụng binh quyền trong tay mà lũng đoạn triều chính. Lý Mật lại xuất quân nghênh chiến Vương Thế Sung. Lý Mật đoán trước là có người muốn đầu hàng Vương Thế Sung, nên quyết định tương kế tựu kế, khi Vương Thế Sung đang vượt sông Lạc Thủy tiếp ứng cho quân phản loạn, sẽ nổi dậy tiêu diệt Thế Sung. Nào ngờ khi Vương Thế Sung vượt sông Lạc Thủy, binh sĩ thuộc hạ của Lý Mật lại xao nhãng không nhận ra. Đến khi phát hiện ra thì quân đội của Vương Thế Sung đã sang sông lên bờ toàn bộ rồi. Quân của Lý Mật thất bại như núi lở, chỉ còn cách mang theo một tốp người ngựa nhỏ chạy trốn. Lý Mật ban đầu muổn đi đến chỗ Lý Tích ở Lê Dương, nhưng lại cảm thấy không đáng tin, trong lúc không còn đường nào để đi, chỉ có cách cùng VớI Vương Bá Đương quy thuận Lý Uyên.

Sau khi Lý Mật đầu quân về Đại Đường, cho rằng dựa vào địa vị và uy vọng của mình, chắc chắn sẽ nhận được sự ưu đãi của Lý Uyên. Không dè Lý Uyên lại không hề coi trọng Lý Mật, chỉ cho làm một chức quan hư danh là Quang lộc khanh (thời Tần Hán gọi là Quang lộc huân, phụ trách việc canh giữ cửa cung điện. Từ sau nhà Bắc Tề đều gọi là "Quang lộc khanh", chức trách được mở rộng là chuyên quản lý việc ăn uống trong triều đình cùng yến tiệc, đồ cúng tế trong triều hộl hoặc tế tự), nên trong lòng rất không vui.

Không lâu sau, Lý Uyên nghe nói những vị tướng cũ của Lý Mật trước kia đã đầu hàng Vương Thế Sung, rất nhiều người đều đã đổi ý, nên sai Lý Mật đi chiêu hàng. Lý Mật trong lòng bất mãn, tính kế bỏ đi. Khi chạy đến Thao Dương, Lý Uyên lại sai người hạ chỉ gọi Lý Mật quay về. Lý Mật nghỉ ngờ Lý Uyên không tin tưởng mình, muốn giết mình, vì thế đã phản lại nhà Đường. Dù Vương Bá Đương hết sức khuyên ngăn, nhưng Lý Mật vẫn không nghe.

Lý Uyên đối với Lý Mật quả thực là nửa tin nửa ngờ, nên sai đại tướng Sử Vạn Bảo, Thịnh Nhan Sư cho quân mai phục ở hang núi, giết hết toàn bộ người của Lý Mật và Vương Bá Đương. Khi Lý Mật chết mới có ba mươi bảy tuổi, hang núi mà Lý Mật bỏ mạng sau này được mọi người gọi là "Đoạn Mật giản" (tức là khe suối giết Lý Mật).