QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 72 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Tỵ
養蜂須用求他蜜
只怕觸遭毛上針
須是眼前有异路
暗里染如荊棘林
Dưỡng phong tu dụng cầu tha mật
Chỉ phá súc tao mao thượng châm
Tu thị nhãn tiền hữu dị lộ
Ám lý nhiễm như kinh cức lâm
Nuôi ong dùng sáp mật ngọt ngào
E rằng kim độc chạm vào đau
Trước mặt đường đi năm bảy nẻo
Kia kìa gai nhọn ẩn trong sâu
Nuôi Ong Lượm Mật. Phàm việc gì nhọc sức một cách cẩn thận thì tốt.
2. Giải xăm
Việc nên suy nghĩ,
Chảng khá gượng cầu.
Nuôi ong lấy mật,
Có cớ gì đâu.
Nghĩa là: Chuyện nên tỉ mĩ, Không được cưỡng cầu. Nuôi ong lấy mật, Có nhiều lai do
Giải quẻ: Gia đạo thiếu lợi, Tự thân cần phòng, Cầu tài trở, Giao dịch chậm, Hôn nhân cách trở,
Điền vụ lục súc thâu ít, Người đi trể, Tìm người khó, Kiện tụng thua, Di dời chớ động,
Vật mất tìm về hung, Bệnh thuyên giảm, Phong thủy đại cát.
Tích cổ: Vương Mãng Cầu Hiền:
Vương Mãng (45 tr. CN – 23 CN), tự Cự Quân, là cháu của hoàng hậu vua Hán Nguyên Đế, người huyện Nguyên Thành, quận Ngụy, là người lập nên nhà Tân.
Cha của Vương Mãng mất sớm, còn chưa được tấn phong, thì tiếp đến anh trai của Vương Mẫng cũng qua đời, Vương Mãng gánh vác trách nhiệm nuôi sống toàn bộ gia đình. Vương Mãng hiếu thuận với mẹ, tôn kính chị dâu, chăm sóc các cháu, sống rất giản dị; ông là người học rộng, lịch lãm, tay không lúc nào rời quyển sách, học tập "Lễ Kinh"; khiêm nhường cung kính, giữ lễ với người khác, kết giao với những người tài giỏi, hiển đạt trong xã hội, nhận được sự tin tưởng của người thời bấy giờ.
Năm mười sáu trước Công nguyên, Vương Mãng được phong làm Tân Đô Hầu đã có thể gia nhập vào trung tâm quyền lực trong triều. Sau đó ông nhằm trúng thời cơ, vạch ra âm mưu của Vương Trường và Vương Xúc đồng lõa với hoàng hậu Hừa thị đã bị phế truất, nhằm lấy lại ngôi vị cho hoàng hậu, nhờ đó ông được làm Đại Tư Mã. Từ đó, Vương Mãng dần dần nắm được thực quyền trong thiên hạ của nhà Hán.
Sau khi Vương Mãng nắm được thực quyền, ông đã dùng lễ đối đãi với người hiền, khiêm nhường với kẻ sĩ, tìm kiếm những người tài giỏi. Mỗi lần ông được hoàng đế ban thưởng, đều đem phân phát toàn bộ cho môn khách và thuộc hạ của mình, bản thân không lấy gì cả. Trong cuộc sống, Vương Mãng lại càng tỏ ra cần kiệm, ăn mặc giản dị như dân chúng. Một lần, mẹ của Vương Mãng bị bệnh, ông túc trực ở nhà. Sau khi các vương hầu công khanh khắp triều dinh biết chuyện, liền sai phu nhân và gia quyến đến thăm hỏi. Các quý phu nhân này người mặc lụa là gấm vóc, trên đầu giắt đầy châu ngọc. Vợ của Vương Mãng ra ngoài cửa nghênh đón, mặc quần áo vải thô, xiêm váy chỉ dài quá đầu gối. Khách đến đều cho rằng bà là người hầu củạ nhà họ Vương, sau khi biết được thân phận của bà, rất kinh hãi. Vì thế mà lời khen ngợi lan truyền không dứt.
Không lâu sau, Hán Ai Đế do hoang dâm nên mắc bệnh mà chết, Thái hậu liền lệnh cho Vương Mãng vào triều. Vương Mãng nắm bắt thời cơ, phế truất Đổng Hiền, kẻ vốn bị dân chúng vô cùng oán hận, buộc hắn phải tự sát. Sau khi bàn bạc với thái hậu, vào tháng mười năm Nguyên.
Thọ thứ 2, đã lập Lưu Khán mới chín tuổi làm Hán Bình Đế. Từ đó Vương Mãng nắm giữ tất cả quyền lực triều chính.
Để thu phục lòng người, ông vừa treo biển thu nạp hiền tài, lại dựa vào thủ đoạn để tạo dư luận. Một lần, Vương Mãng mua chuộc những người Man Di ngoài biên ải, để họ giả xưng là Việt Thường thị, mang chim trĩ trắng vào triều dâng tặng. Bời vào thời vua Chu Thành Vương, từng có Việt Thường thị vào triều dâng chim trĩ trắng. Quần thần đều biết ý đồ của Vương Mãng, liền dâng thư nói rằng Vương Mãng có phẩm đức bao trùm Tứ Di (*), vượt qua cả Chu Công, do đã an định được nhà Hán, nên gia phong làm An Hán Công. Dưới sự xúi bẩy của quần thần, hoàng đế liên tục gia phong cho Vương Mãng, Vương Mãng cũng liên tục từ chối, thậm chí là giả bệnh không vào triều, cuối cùng mới miễn cưỡng nhận danh hiệu đó. Đây chính là sự kiện "mua chuộc dâng lễ" nối tiếng trong lịch sử.
(*) Tứ Di: Các dân tộc xung quanh Trung Nguyên, bao gồm Di ở phía đông, Địch ờ phía bắc, Nhung ở phía tây và Man ở phía nam.
Hán Bình Đế cũng là một hoàng đế hoang dâm, chết vào năm Nguyên Thủy thứ 5 (năm 5 sau CN). Cũng có thuyết cho rằng Hán Bình Đế bị Vương Mãng đầu độc chết. Nhà Hán đến đây, thực chất chỉ còn là hữu danh vô thực. Nhưng để che tai mắt mọi người, Vương Mãng vẫn lập Lưu Anh chỉ mới hai tuổi lên làm vua, còn mình lấy danh nghĩa nhiếp chính để chiếm cứ vị trí thiên tử. Sau đó, Vương Mãng lại thông qua việc gia phong "Cửu Tích", tạo Phù đoan, vào năm Sơ Nguyên thứ nhất để phế truất vua nhà Hán, đổi tên nước là "Tân", niên hiệu là "Thủy Kiến Quốc".
Năm Thiên Phượng thứ 4 (năm 17), cả nước xảy ra nạn châu chấu và nạn hạn hán, đói kém khắp nơi, dân đói nổi lên làm loạn, quân Xích Mi và quân Lục Lâm nối tiếp nhau dựng cờ khởi nghĩa. Năm Địch Hoàng thứ 4 (tức năm 23), quân Lục Lâm đánh vào Trường An, Vương Mãng bị giết, nhà Tân do ông lập nên diệt vong.
Nha Tân do Vương Mãng lập nên không được chính sử công nhận, trong lịch sử, triều đại này vẫn được nhập vào nhà Hán.