QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 76 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Ngọ
魚龍混雜意相同
耐守深潭待運通
不覺一朝頭聳出
禹門一跳過龍宮
Ngư long hỗn tạp ý tương đồng
Nại thủ thân đàm đãi vận thông
Bất giác nhất triêu đầu tũng xuất
Vũ môn nhất khiếu quá long môn
Rồng cá đầm sâu nương náo chung
Đợi thời đôi ý hợp vô cùng
Một sớm non cao đây vượt khỏi
Cửa vũ qua rồi tới long cung
Cá Rồng Chưa Biến. Phàm việc gì nên thủ cựu đợi thời.
2. Giải xăm
Dầu có tư cơ,
Cũng nên đợi thời.
Mưu việc ra vô,
Chớ nên làm bậy.
Nghĩa là: Tuy là cơ bản, Cũng phải chờ thời. Tính mưu do mình, Chớ có làm sai
Giải quẻ: Gia đạo bình an, Tự thân khang thái, Cầu tài có, Giao dịch chờ thời, Hôn nhân trể hợp, Người đi trở, Điền vụ muộn, Tìm người không gặp, Kiện tụng kéo dài, Di dời giữ như cũ, Bệnh trở, Phong thủy phát.
Tích cổ: Hồng Vũ Khán Ngưu:
"Hồng Vũ" là niên hiệu của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 – 1398), ờ đây chỉ Chu Nguyên Chương.
Quê hương của Chu Nguyên Chương là huyện Cú Dung tỉnh Giang Tô, tổ tiên của Chu Nguyên Chương đời đời làm nghề cày cấy. ông nội của Chu Nguyên Chương là Chu Sơ Nhất, vì không chịu được sự bóc lột của địa chủ và triều đình, đã đưa gia đình trốn đến Tứ Châu bên bờ sông Hoài để khai hoang canh tác. Sau khi Chu Sơ Nhất qua đời, gia đình rất nghèo khó, cha của Chu Nguyên Chương là Chu Ngũ Tứ phải chuyển nhà hết nơi này đến nơi khác, sau cùng mới định cư ở làng Đông, huyện Chung Ly của Hào Châu, Chu Nguyên Chương ra đời ở đây.
Khi Chu Nguyên Chương mười tuổi, người cha vì trốn chạy thuế má lao dịch nặng nề, lại một lần nữa chuyển nhà, đến Cô Trang ờ làng Thái Bình làm ruộng cho địa chủ Lưu Đức, Chu Nguyên Chương chăn trâu cho nhà Lưu Đức.
Năm 1343, Hào Châu xảy ra nạn hạn hán. Mùa xuân năm sau, lại xảy ra nạn châu chấu rất nghiêm trọng, lúa của trang trại bị châu chấu ăn hết sạch. Họa vô đơn chí, tiếp đó lại xuất hiện dịch bệnh. Trong một thời gian ngắn, nhà nào cũng có người chết, trong một thôn, một ngày chết đến mười mấy người. Không lâu sau, gia đình Chu Nguyên Chương cũng bị nhiễm bệnh dịch. Chưa đầy nửa tháng, cha, anh trai và mẹ là Trần thị của Chu Nguyên Chương đều lần lượt qua đời. Chu Nguyên Chương và người anh thứ hai tận mắt chứng kiến từng người thân ra đi, không những không có tiền mua quan tài, thậm chí đến miếng đất để chôn cất người thân cũng không có, hai người khóc lóc thảm thiết, làm kinh động đến người hàng xóm là Lưu Kế Tố, người hàng xóm bèn cho anh em họ một mảnh đất.
Để sinh sống, Chu Nguyên Chương cùng anh trai, chị dâu và cháu buộc phải phân ly, mỗi người tự đi tìm đường sống. Chu Nguyên Chương lúc này chẳng có đường nào mà đi, chợt nhớ đến ngôi chùa Hoàng Giác mà từ nhỏ đã phát nguyện đi tu, vì thế liền vào chùa cạo đầu làm hòa thượng, được làm hành đồng (*), hàng ngày làm những việc quét dọn,
(*) Hành đồng: Còn gọi là đồng hành, đạo giả, đồng thị, tăng đổng, chỉ những chú tiểu làm việc lặt vặt trong chùa: thắp hương, đánh chuông đánh trống, nấu cơm, giặt quần áo ở trong chùa.
Nhưng không lâu sau, lương thực trong chùa cũng không đủ cho các hòa thượng nữa, trong chùa cũng không nhận được bố thí, trụ trì chùa là pháp sư Cao Bân chỉ còn cách giải tán các sư tăng, cho các hòa thượng đi khắp nơi hóa duyên. Chu Nguyên Chương mới làm hành đồng được năm mươi ngày, không còn cách nào khác, đành phải rời chùa đi lang thang xin ăn. Lúc này Chu Nguyên Chương được mười bảy tuổi.
Cuộc sống lang thang gian khổ đã hình thành nên tính cách kiên định và quả cảm của Chu Nguyên Chương, nhưng cũng khiến cho ông trở nên tàn nhẫn và đầy nghi kỵ.
Sau đó Chu Nguyên Chương gia nhập đội quân Hồng Cân của Quách Tử Hưng, tham gia khởi nghĩa nông dân. Sau khi ông thay thế Quách Tử Hưng, đi chinh phạt khắp nơi, đánh bại thế lực Trần Hữu Lượng mạnh hơn mình, tiêu diệt Trương Sĩ Thành ở Triết Giang, dìm chết Hàn Lâm Nhi, tiến về phía bắc đánh Trung Nguyên, cuối cùng, vào tháng giêng năm 1368, ông xưng đế ở ứng Thiên, đặt tên nước là Đại Minh, lập niên hiệu là Hồng Vũ, chọn ứng Thiên làm kinh đô.