QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 80 - XĂM THƯỢNG
1. Lá xăm
Cung Mùi
直上仙岩要學仙
豈知一旦帝王宣
青天日月常明照
心正聲名四海傳
Trực thượng tiên nham yếu học tiên
Khỉ tri nhất đản đế vương tuyên
Thanh thiên nhật nguyệt thường minh chiếu
Tâm chánh thanh danh tứ hải truyền
Lên thẳng non cao định học tiên
Nay vua ban chiếu triệu tài hiền
Lồng lộng trời cao soi sáng tỏ
Ngay thẳng tuổi tên bốn bễ truyền
Quý Nhân Tiếp Dẫn. Phàm việc gì hễ hòa hiệp thì tốt lắm.
2. Giải xăm
Lòng ngay làm việc,
Trời Đất hộ cho.
Hai chữ cầu mưu,
Đều nên làm tới.
Nghĩa là: Trước sau đều có, Chớ ngó đông tây. Trong lòng mưu sự, Qúi nhân trùng trùng
Giải quẻ: Gia đạo bình an, Tự thân cát lợi, Cầu tài lợi, Giao dịch toại ý, Hôn nhân song phối,
Người đi tới, Điền vụ bình, Lục súc Thắng, Tìm người gặp, Kiện tụng thắng, Di dời cát,
Vật mất tìm về Hướng nam, Bệnh an, Phong thủy cát.
Tích cổ: Lưu Trí Viễn Đầu Quân:
Tương truyền vào thời kỳ Nam Bắc Triều, ở trang trại nhà họ Lý có một viên ngoại họ Lý, sinh được hai người con, người con trai tên là Lý Hòng Tín, người con gái tên lầ Lý Tam Nương. Lưu Trí Viễn (895 – 948), cũng gọi là Lưu Tri Viễn, là vị hoàng đế khai quốc của nhà Hậu Hán trong thời kỳ Ngũ Đại, sau khi lên ngôi hoàng đế đổi tên là Lưu Hạo) xuất thân nghèo khố, sau khi vào quân đội, đi chăn ngựa ở Tấn Dương, gặp Lý thị, vào làm rể trong Lý gia trang, thành hôn với Lý Tam Nương.
Không ngờ Lưu Trí Viễn vốn có mệnh làm thiên tử, sau khi lạy nhạc phụ nhạc mẫu, thì hai ông bà đều qua đời. Vợ chồng Lý Hồng Tín vốn đã oán giận Lưu Trí Viễn, thấy cha mẹ qua đời, sợ Lý Tam Nương sẽ phân chia gia sản với mình, liền đổ cho Lý Tam Nương tư tình mà đính hôn, làm bại hoại gia phong, muốn hại chết vợ chồng Lưu Trí Viễn và Lý Tam Nương. Vì vướng mắc quan hệ gia đình, sợ để lại tiếng xấu bất nhân bất nghĩa, hai người bèn đuổi Lý Tam Nương đến thôn Ma Oa gánh nước tưới gai, lại đẩy Lưu Trí Viễn đến khu vườn có con yêu tinh dưa tác quái để trồng dưa. Lý Tam Nương biết được mưu kế của họ, ra sức ngăn cản Lưu Trí Viễn đến vườn dưa, nhưng Lưu Trí Viễn cậy mình có võ nghệ, vẫn quyết đi một mình.
Khu đất mà Lưu Trí Viễn trồng dưa nằm ở vùng núi lớn tại Dương Địch xưa nối thông với hai đất Trịnh, Mật, tương truyền ở đó thường có một con quái thú màu đỏ ẩn hiện, không ai dám đi qua, mọi người gọi đó là "Bất Quá nhai" (núi không dám đi qua). Những thương nhân và tiểu thương của hai vùng Trinh, Mật qua đây đều phải đi đường vòng. Buổị tối ngày thứ ba sau khi Lưu Trí Viễn đến khu ruộng trồng dưa, thì yêu tinh dưa xuất hiện, chỉ thấy toàn thân màu đỏ, giống lao trông như một đám lửa lao đến. Lưu Trí Viễn vốn võ nghệ tài giỏi, ở nhà Lý Tam Nương cũng đã luyện được công phu luyện ngựa, bèn dậm đất nhảy bật lên, cưỡi lên lưng con quái thú, chạy qua chạy lại mười tám vòng, thì con quái thú đã thấm mệt, toàn thân toát mồ hôi, toàn là màu máu. Thì ra nó chính là con ngựa quý "Hãn huyết bảo mã" nổi tiếng.
Sau khi yêu tinh dưa bị Lưu Trí Viễn thuần phục, có vị tiên chỉ cho đào sâu ba thước tại mảnh đất trồng dưa, đào được ba báu vật là bộ áo giáp bằng vàng, cây thương bằng bạc và thanh kiếm bằng đồng, lại dặn dò anh hây đầu quân khởi nghiệp, chắc chắn sẽ có thành tựu.
Lưu Trí Viễn có được con ngựa quý và thanh kiếm báu, bèn từ biệt Tam Nương, đi đầu quân.
Sau khi Lưu Trí Viễn đi, Lý Tam Nương phải chịu sự dày vò của anh trai và chị dâu. Chị dâu bắt cô mỗi ngày phải gánh mười ba gánh nước, đêm đến phải đẩy cối xay đến sáng. Lúc này, Lý Tam Nương đã có thai. Một tối, anh trai của Tam Nương đưa cơm cho cô, thấy cô đi được một bước thì thở dốc đến ba lần, thực không đành lòng, liền bảo cô ăn cơm, còn mình thì đẩy giúp cối xay. Không ngờ chị dâu cũng đi theo đến đấy, thấy vậy thì giật phắt cái bát trong tay Lý Tam Nương, ném xúống đất. Lúc này Lý Tam Nương thấy đau bụng, rõ ràng là sắp chuyển dạ, nhưng chị dâu lại cho là giả vờ, cầm cái giằng cối xay định đánh. Sau thấy Tam Nương quả thực sắp sinh con, bèn kéo chồng chạy đi. Tam Nương đành phải tự mình sinh nở, dùng miệng để cắn dây rốn cho con, nên đặt tên con là "Giảo Tề Lang" (chàng cắn rốn). Tam Nương gọi người gia đinh glà đến, ngay đêm đó đưa đến chỗ Lưu Trí Viễn để nuôi nấng.
Mười sáu năm sau, một hôm Lý Tam Nương đang múc nước ở giếng, có một con thỏ trắng mang mũi tên trên mình chạy đến, để lại mũi tên rồi đi. Sau đó có một vị tướng trẻ đuối đến, nói chuyện với Lý Tam Nương, mới nhận ra là mẹ đẻ của mình. Vị tướng trẻ đó chính là Giảo Tề Lang, nhưng cậu không dám nhận mẹ ngay tại đó, mà giả làm cháu. Sau đó về báo cho cha là Lưu Trí Viễn, mang quân về thôn Sa Đà, vợ chồng, mẹ con được đoàn viên.