QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 88 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Thân
木為ㄧ虎在當門
須是有成不害人
分明說是無妨事
憂惱遲疑恐懼心
Mộc vi nhất hổ tại đương môn
Tu thị hữu uy bất hại nhân
Phân minh thuyết thị vô phương sự
Ưu não trì nghi khủng hoảng tâm
Đứng trước cửa nhà một cọp cây
Oai thi oai vậy có vồ ai
Đã rõ việc này không trở ngại
Buồn phiền do dự vẫn lo đây
Con Cọp Bằng Cây Ở Giữa Cửa. Phàm việc gì chỉ sợ không không, chớ chẳng có chuyện thật.
2. Giải xăm
Trong lò nấu tuyết,
Tợ gió bên tai.
Kíp nên làm phước,
Mới khỏi hung tai.
Nghĩa là: Trên lò đóng tuyết, Gió thổi qua tai. Chỉ nên làm phúc, Hậu cát tiền hung.
Giải quẻ: Gia đạo bất an, Tự thân khẩu thiệt, Cầu tài tiểu nhân, Giao dịch bất lợi, Hôn nhân bất hợp, Người đi trở, Kiện tụng thua, Điền vụ lục súc tổn, Tìm người dò tra, Di dời giữ như cũ, Vật mất tìm không gặp, Bệnh tế hổ (cúng Ông Hổ thì khỏi), Phong thủy hung.
Tích cổ: Bàng Hồng Sợ Bao Công:
Bàng Hồng là người thời Bắc Tống, năm sinh năm mất không rõ. Con gái của Bàng Hồng là Bàng Đa Hoa được gả vào hoàng thất, được vua Nhân Tông phong làm Quý phi. Từ đó họ Bàng như mặt trời giữa không trung, chiếm đoạt không ít quyền lực. Bàng Hồng và con trai là Bàng Hùng cũng dần dần có dã tâm muốn chiếm đoạt ngôi vua.
Để đoạt lấy thiên hạ, cần phải trừ bỏ những trung thần lương tướng trong triều đinh, nên Địch Thanh đã trở thành cái kim trong mắt, cái gai trong thịt của họ Bàng. Ngay từ khi Địch Thanh vẫn là viên quan nhỏ không quyền lực trong triều, đã dám tố cáo cha con họ Bàng gian dối trong việc đóng muối, từ đó gây nên mối thù không thể hóa giải được với nhà họ Bàng. Bàng Hồng câu kết với các đại thần trong triều, vu cho Địch Thanh mưu phản, lại muốn hại chết Địch Thanh ờ trong ngục. Lúc này Bao Công làm Phủ doãn phủ Khai Phong, ông biết rõ đây là do cha con họ Bàng vu cáo nhằm hãm hại Địch Thanh, vì thế xin với vua Nhân Tông cho được xét xử vụ án.
Được biết hoàng đế cho phép Bao Công xét xử vụ án, Bàng Hồng sợ toát mò hôi, tim gan run rấy.
Bao Công về đến nha môn, xem hết một lượt cáo trạng, lệnh cho Lý Thẩm thị lên công đường. Lý Thẩm thị chưa từng nhìn thấy cảnh tượng này, vừa mới tra hỏi, còn chưa dùng hình, đã vội vàng khai ra hết.
Bao Công thức suốt đêm viết bản tấu, khi trời sáng đã vào triều tấu rõ với hoàng đế rằng: "Tôn Vũ đến quan ải, không kiểm tra kho tàng quân đội, chỉ nói bừa rằng có bao nhiêu bạc bị tham ô; cũng không tra hỏi về quá trình đánh mất áo và giả mạo lập công. Những điều này không có một chút quan hệ nào với nội dung tờ khai của Lý Thẩm thị. Đây là một điều sơ hử. Huống chi Dương Tông Bảo là vị chủ soái nơi biên cương, nắm giữ binh quyền mấy chục năm, là hậu duệ của bậc trung lương, là trụ cột của triều đình, làm sao có thể bao che cho Địch Thanh được? Đó là điều thứ hai. Xem xét tình trạng của người đàn bà này, chắc chắn là có người xúi bẩy. Kẻ này to gan làm điều xằng bậy, mạo phạm đến long nhan, bệ hạ nên truy cứu tìm ra thủ phạm chính, tránh để bậc trung lương của triều đình bị vu cáo hãm hại!" Tống Nhân Tông nghe xong nói: "Việc này quả là trẫm vẫn chưa suy xét kỹ, Bao khanh có biết kẻ chủ mưu ở phía sau là ai không?" Bao Công nghĩ, việc này có đến tám chín phần là do Quốc trượng Bàng Hồng xúi giục. Bàng Hồng là người không ai dám đối đầu, con gái lại là quý phi của hoàng đế, rất được vua sủng ái, giờ vẫn chưa phải là lúc lật đổ được Bàng Hòng. Nhưng nếu không dằn mặt hắn, thì lão gian tặc này lại cười mình vô dụng. Vì thế bèn nói: "Vi thần xem xét những lời cáo trạng, câu nào cũng đầy sát khí, người bình thường chắc không thể hiểu rỗ cục diện trong triều, bởi vậy chắc chắn là đại thần trong triều. Hãy để thần điều tra kỹ lưỡng, quyết không khoan dung, thỉnh cầu bệ hạ ân chuẩn cho vi thần điều tra!"
Bàng Hòng lúc này hai chân bủn rủn, mồ hôi vã ra, chỉ biết ngấm ngầm căm hận miệng lưỡi sắc bén của Bao Hắc Tử đã khơi ra sự việc trước mặt hoàng đế. Tống Nhân Tông lại nói: "Bao khanh, khanh đã biết là do đại thần trong triều thực hiện, vậy có thể biết đó là người nào không?" Bao Công vội nói: "Tờ cáo trạng ấy là do một quan đại thần nhất phẩm thân thích với hoàng thượng viết ra!" Nhân Tông nghe đến đây, trong lòng đã hiểu, thầm nghĩ: Nếu như Bao Chửng nói ra, thì bản thân mình cũng không có cách nào xử lý được, chi bằng sớm kết thúc là hơn. Bèn nói: "Bao khanh, trẫm cho rằng kẻ xúi giục phía sau không phải là then chốt trong vụ án này, không cần phải truy cứu nữa!" Bao Công cũng biết ý của vua Nhân Tông, đành phải thuận theo.
Vì thế vua Nhân Tông tuyên bố Địch Thanh không mưu phản, còn Lý Thẩm thị lại trở thành người thế mạng cho Bàng Hồng, bị áp giải ra pháp trường xử tội.