QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 92 - XĂM THƯỢNG
1. Lá xăm
Cung Dậu
自幼為商任設謀
財祿豐盈不用求
若是只身謀望事
秀才出去狀元回
Tự ấu vi thương nhậm thiết mưu
Tài lộc phong dinh bất dụng cầu
Nhược thị chỉ thân mưu dụng sự
Tú tài xuất khứ Trạng nguyên hồi
Tự nhỏ kinh doanh khắp bốn bề
Tràn đầy tài lộc lãi đến mê
Nếu có tự thân mưu tính việc
Tú tài ứng thí Trạng nguyên về
Từ Nhỏ Đi Buôn. Phàm việc gì đều thuận lợi, không có lỗi.
2. Giải xăm
Từ nhỏ chí lớn,
Không trở không ngại.
Mặc ý cầu mưu,
Công danh liền tới.
Nghĩa là: Từ nhỏ đến lớn, Không chi trở ngại. Mưu tính việc chi, Công danh sẽ tới
Giải quẻ: Gia đạo an, Tự thân khang thái, Cầu tài thuận toại, Giao dịch thắng, Hôn nhân hợp,
Người đi động, Điền vụ bình, Lục súc vượng, Tìm người thấy, Kiện tụng thắng,
Di dời như ý, Vật mất tìm về có, Bệnh mau khỏi, Phong thủy đại cát.
Tích cổ: Thái Khanh Báo Ân:
Thái Khanh tức Thái Ung (133 -192) sống vào cuối thời Đông Hán, tự là Bá Giai, là người chăn ngựa ở Trần Lưu. Thái Ung rất hiếu thuận, trong thời gian ba năm mẹ của Thái Ung mắc bệnh, trừ những lúc nóng lạnh chuyển mùa, Thái Ung không bao giờ thay áo (tức là cởi áo đi ngủ), trong suốt bảy mươi ngày không có giấc ngủ ngon.
Nghe nói khi Thái Ung còn nhỏ, gia cảnh rất nghèo, nhưng cha của Thái Ung lại mong con trai có thể đạt được công danh. Vợ của Thái Ung là Triệu Ngũ Nương đành phải đi hỏi khắp anh em, vay mượn ngân lượng làm kinh phí cho Thái Ung lên kinh dự thi. Mấy tháng sau, Thái Ung thi đỗ Trạng nguyên, nhưng lại bị Ngưu Thừa tướng ép làm con rể.
Thái Ung đi bặt mười năm, không có tin tức gì. Ngũ Nương cùng với bố mẹ chồng tuổi đã cao, cuộc sống rất khố cực. May có người hàng xóm là Trương Quảng Tài giúp đỡ chăm sóc bố mẹ glà. Năm đó gặp thiên tai, lúa gạo không thu hoạch được gì, Ngũ Nương nhường số lương thực dành dụm cho bố mẹ chồng, còn mình ăn rau dại, nhưng lại bị hai bố mẹ hiểu lầm. Sau khi hai ông bà hiểu rõ chân tướng sự việc thì vô cùng áy náy. Không lâu sau, hai ông bà qua đời, bỏ lại Ngũ Nương bơ vơ. Người hàng xóm Trương Quảng Tài giúp Ngũ Nương chôn cất cha mẹ, sửa sang phần mộ, đưa cho Ngũ Nương một cây đàn cầm, bảo cô đến kinh thành tìm chồng.
Ngũ Nương đi xin ăn để đến kinh thành, Ngưu Thừa tướng lại viết giấy ly hôn sai người gửi cho Ngũ Nương. Nhưng người đưa thư giữa đường ngã bệnh, đến khi người đưa thư đến được ngôi làng mà Ngũ Nương ở, thì Ngũ Nương đã trên đường đến kinh thành rồi. Ngưu Thừa tướng còn lừa gạt con gái mình là Văn Tú rằng, chuyện Thái Ung có vợ chỉ là bịa đặt. Thái Ung ngày ngày đều nhớ đến Ngũ Nương, muốn trở về quê cũ, nhưng bị Ngưu Thừa tướng ngăn cản.
Ngũ Nương giả làm ni cô, đi hỏi khắp kinh thành, cuối cùng biết được Thái Ung đã là con rể của Ngưu Thừa tướng, bèn vào trong phủ Thừa tướng, nói rõ sự tình. Ngưu Văn Tú rất nhân từ, đã khoản đẫi Ngũ Nương, lại lấy bức chân dung bố mẹ chồng có đề thơ do Triệu Ngũ Nương vẽ đưa cho Thái Ung xem. Thái Ung biết chuyện, vội vàng đi gặp Ngũ Nương, Ngũ Nương trách Thái Ung bất hiếu bất nghĩa. Thái Ung nói rõ về nỗi khố tâm của mình, bày tỏ nỗi nhớ nhung dành cho Ngũ Nương và người nhà, thề rằng dẫu phải vượt qua trăm núi nghìn sông cũng sẽ đi cùng Ngũ Nương.
Cuối cùng, vợ chồng hai người đã được đoàn tụ, Thái Ung cũng xin được về quê hương cúng tế cha mẹ. Khi đến mộ địa, vừa hay gặp Trương Quảng Tài đang thay Thái Ung quét dọn tu sửa mộ phần. Trương Quảng Tài nghiêm khắc trách mắng Thái Ung bất hiếu, Thái Ung tự biết mình sai, rất hổ thẹn. Nhờ có Triệu Ngũ Nương nói rõ sự tình, Trương Quảng Tài mới tha thứ cho Thái Ung. Thái Ung rất biết ơn sự giúp đỡ của Trương Quảng Tài trong nhiều năm qua, nên dùng lễ vật trọng hậu để báo đáp Trương Quảng Tài.