QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 94 - XĂM HẠ

1. Lá xăm

Quẻ xăm background

Cung Tuất

君子莫如小人為
事若差遲各是非
琴鳴須用知音聽
守常安静得依然

Quân tử mạc như tiểu nhân vi
Sự nhược sai trì các thị phi
Cầm minh tri dụng tri âm thính
Thủ thường an tịnh đắc y hy

Tiểu nhân quân tử sánh sao đây
Mọi việc khác nhau cách đúng sai
Đàn cao cần có tri âm hiểu
Thủ thường an phận phút giây này

Cần Gặp Tri Kỷ. Phàm việc gì thủ cựu thì tốt.

2. Giải xăm

Tri âm mới hứa,
Việc phiếm chớ làm.
Đợi được quí nhơn,
Đi đâu cũng lợi.

Nghĩa là: Tri âm thì tới, Chẳng sợ thị phi. Đợi có quí nhân, Mọi chuyện vui vẻ

Giải quẻ: Gia đạo thận trọng, Tự thân tiểu nhân, Cầu tài đợi thời, Giao dịch cẩn thận, Hôn nhân trể,
Người đi động, Điền vụ thiếu lợi, Lục súc tổn, Tìm người khó, Kiện tụng hòa,
Vật mất tìm về tìm gặp, Bệnh trở nặng, Phong thủy bất lợi.

Tích cổ: Bá Nha Thăm Bạn:

Bá Nha là quan Đại phu của nước Tấn thời kỳ Chiến Quốc, là bậc thầy nỏi tiếng về đàn cầm, được người đời tôn xưng là "cầm tiên".
Một lần, Bá Nha phụng mệnh Tấn Vương đi sứ nước sở. Vào ngày mười lăm tháng tám, ông đi thuyền đến Giang Khẩu ờ Hán Dương, gặp sóng gió, bèn dừng lại dưới chân một ngọn núi nhỏ. Đến tối, sóng gió dần dần yên trớ lại, mây tan trăng hiện, cảnh sắc tươi đẹp say đắm lòng người. Ngắm vầng trăng vằng vặc giữa trời, cảm hứng của Bá Nha trỗi dậy, ông bèn lấy ra cây đàn vẫn mang theo bên mình, say sưa gảy. ông đàn hết khúc nọ đến khúc kia, đúng lúc đang chìm đắm trong tiếng nhạc, bỗng thấy có một người đứng bất động bên bờ. Bá Nha giật mình, ngón tay bật mạnh, chỉ nghe "tưng" một tiếng, một dây đàn đã đứt. Bá Nha đang thắc mắc người ở bên bờ vì sao lại đến, thì nghe người đó nói lớn rằng: "Tiên sinh, ngài chớ nên ngờ vực, tôi là người hái củi, về nhà muộn, đến đây nghe thấy ngài đang dạo đàn, cảm thấy tiếng đàn rất tuyệt diệu, không thể không đứng lại nghe!"

Dưới ánh trăng, Bá Nha nhìn kỹ, thấy bên cạnh người đó đang đặt một gánh củi khô, đúng là một tiều phu. Bá Nha liền hỏi: "ông đã hiểu được tiếng đàn, vậy ông thử nói xem, khúc nhạc mà tôi đàn là khúc gì?" Người đó cười đáp: "Tiên sinh, khúc nhạc mà ngài vừa đàn là khúc Khống Tử khen ngợi Nhan Hồi, chỉ tiếc là khi đàn đến câu thứ tư thì dây đàn bị đứt!"

Người hái củi trả lời hoàn toàn chính xác, Bá Nha rất vui, vội mời người gánh củi lên thuyền trò chuyện.

Người gánh củi nhìn thấy cây đàn của Bá Nha, liền nói: "Đây là đàn dao cầm! Nghe nói là do họ Phục Hy làm ra!" Rồi ông kể rõ nguồn gốc của cây đàn dao cầm. Sau đó Bá Nha lại đàn thêm mấy khúc, mời ông giải thích ý nghĩa của những khúc đàn ấy. Khi tiếng đàn của Bá Nha vút cao, hùng tráng, người gánh củi nói: "Tiếng đàn này thể hiện khí thế hùng vĩ của núi cao." Khi tiếng đàn trờ nên thanh tân thông đạt, người gánh củi lại nói: "Tiếng đàn này đang nói về dòng nước triền miên".

Bá Nha nghe vậy hết sức vui mừng, những ý tứ mà mình dùng tiếng đàn để biểu thị, trước kia không ai có thể nghe hiểu được, mà người tiều phu ngay trước mặt này lại hiểu. Không ngờ tại chốn hoang sơn này, lại gặp được kẻ tri âm mà mình tìm kiếm đã lâu không thấy. Hỏi ra mới biết tên người gánh củi là Chung Tử Kỳ, Bá Nha bèn cùng Tử Kỳ uống rượu. Hai người càng nói chuyện càng tâm đầu ý hợp, liền kết làm anh em, hẹn nhau vào mùa thu hàng năm sẽ đến đây gặp gỡ.

Trung thu năm sau, Bá Nha theo đúng lời hẹn đến Giang Khẩu ở Hán Dương, nhưng ông đợi mãi, đợi mãi vẫn không thấy Chung Tử Kỳ đâu, vì thế ông bèn dạo một khúc đàn để gọi bạn tri âm. Nhưng đợi rất lâu vẫn không thấy có người đến. Ngày hôm sau, Bá Nha hỏi thăm một ông lão về tung tích của Chung Tử Kỳ, ông lão nói cho Bá Nha biết rằng, Chung Tử Kỳ đã không may mắc bệnh qua đời. Trước lúc lâm chung, Tử Kỳ có dặn lại rằng, phải đặt phần mộ ở bên sông, để đến kỳ gặp mặt vào ngày mười lăm tháng tám, lại được nghe tiếng đàn của Bá Nha.

Bá Nha nghe vậy, hết sức đau buồn, ông đến trước mộ của Chung Tử Kỳ, buồn bã dạo khúc đàn "Cơo sơn lưu thủy". Đàn xong, ông giật đứt dây đàn, thở dài một tiếng, rồi đập cây đàn dao cầm mà mình yêu thích lên phiến đá xanh vỡ tan. ông đau đớn mà nói rằng: "Người tri âm duy nhất của ta đã không còn trên đời này nữa, vậy ta còn biết đàn cho ai nghe đây?"