QUẺ XĂM QUAN ÂM SỐ 95 - XĂM TRUNG
1. Lá xăm
Cung Tuất
業功志氣在朝朝
酒色今將不勝饒
金鷄若見通君語
錢財福祿與君招
Nghiệp công chí khí tại triêu triêu
Tửu sắc tương kim bất thắng như
Kim kê nhược kiến thông quân ngữ
Tiền tài phúc lộc dữ quân chiêu
Tửu sắc sao mà thắng nổi đây
Sự nghiệp công danh tiến mỗi ngày
Một sớm tin vui tươi báo đến
Phúc lộc lâu đài mặc ý xây
Chí Khí Siêng Năng. Phàm việc gì nên thủ thường thì tốt.
2. Giải xăm
Chí khí siêng năng,
Giữ mình chưa muộn.
Gà vàng tin báo,
Chi chẳng vui mầng.
Nghĩa là: Chí khí chuyên cần, An thân an phận. Có ngày tin báo, Vô cùng hoan hỷ
Giải quẻ: Gia đạo cầu bảo, Tự thân trung bình, Cầu tài lao tâm, Giao dịch sớm dứt, Hôn nhân thành,
Điền vụ trễ Lục súc thành, Tìm người khó, Kiện tụng mau kết thúc, Di dời giữ như cũ,
Vật mất tìm về xa, Bệnh mau khỏi, Phong thủy cát.
Tích cổ: Tào Phi Xưng Đế:
Tào Phi (187 – 226), tự là Tử Hoàn, là người huyện Tiêu thuộc nước Bái. Là con trai thứ hai của Tào Tháo, do Biện thị sinh ra, trong cuộc chiến tranh chấp quyền thừa kế, đã chiến thắng người em trai Tào Thực vốn có tài văn chương vượt trội.
Năm Kiến An thứ 16 (năm 211), Tào Phi được Tào Tháo lập làm Ngũ quan Trung lang tướng, Phó thừa tướng, cho trấn giữ Nghiệp Thành. Trong thời gian đó xảy ra việc Điền Ngân, Tô Bá ờ Hà Gián làm phản, lúc ấy Tào Tháo đi đánh Lương Mã Siêu, Hàn Toại ờ phía tây chưa trở về, vì thế Tào Phi đích thân chỉ huy quân đội, dẹp yên được cuộc phản loạn này, dần dần glành được sự yêu mến tin tường của Tào Tháo. Đồng thời Tào Phi còn sử dụng nhiều mưu kế, được sự giúp đỡ của các đại thần như Tư Mã Ý, Ngô Chất, nên được lập làm Vương Thế tử.
Năm Kiến An thứ 22 (năm 217), Tào Phi được Tào Tháo lập làm Ngụy Thái tử. Tháng giêng năm Kiến An thứ 25, Tào Tháo qua đời, Tào Phi kế vị trở thành Ngụy Vương. Tào Phi kết tội Tào Thực không tham gia lễ tang, ép em trai phải làm được bài thơ trong vòng bảy bước chân, ý muốn sát hại Tào Thực. Sau đó lại chiếm đoạt một cách thuận lợi binh quyền của một người em trai khác là Tào Chương, cuối cùng Tào Phi đã kế thừa chức quan và tước vị của Tào Tháo, ngồi yên ờ ngôi vị Ngụy Vương.
Ba tháng sau, trong cung điện của Hán Hiến Đế ở Hứa Xương, Hoa Hâm cùng các quan văn võ vào triều yết kiến Hiến Đế. Hoa Hâm tấu rằng: "Từ khi Ngụy Vương tự lên ngôi đến nay, đức hạnh bao trùm khắp nơi, thi hành điều nhân đến vạn vật, xưa nay không ai sánh kịp, cho dù là Đường Ngu thời thượng cố, cũng không thể hơn. Vừa đây quần thần mở hội nghị, nhất trí cho rằng mệnh vận trong thiên hạ của nhà Hán đã kết thúc, mong bệ hạ hãy làm theo cách của vua Nghiêu vua Thuấn, nhường núi sông xã tắc cho Ngụy Vương. Như vậy trên sẽ hợp với ý trời, dưới sẽ hợp với lòng dân, mà bệ hạ lại có thể yên ồn mà hưởng phúc thanh nhàn!"
Hiến Đế kinh hãi biến sắc, mãi không nói được gì, một lát sau mới khóc mà nói rằng: "Trẫm nhớ Cao Tố vung cây kiếm ba thước, chém rắn khời nghĩa, dẹp Tần diệt sở, tạo lập cơ nghiệp, đời nối đời, đã được bốn trăm năm rồi. Ta tuy không có tài, nhưng cũng không có lỗi lầm gì, lại càng không có tội ác, sao có thể nhẫn tâm vứt bỏ cơ nghiệp tổ tông như thế được?"
Vương Lãng tâu rằng: "Từ xưa đến nay, có hưng vượng ắt sẽ có tàn phế, có thịnh ắt có suy, làm gì có nước nào không bị diệt vong, gia tộc nào không bị phá bại? Nhà Hán truyền đòi đã bốn trăm năm, kéo dài đến đời của bệ hạ thì khí số đã hết, nên sớm rút lui, nếu chậm trễ sẽ có biến cố". Hiến Đế bèn khóc lớn, đi ra cửa nhìn, thấy đến mấy trăm người mặc áo giáp cầm giáo mác, đều là binh lính nước Ngụy, liền khóc mà nói với quần thần rằng: "Ta muốn trao thiên hạ cho Ngụy Vương, may ra giữ được chút hơl tàn, để sống hết tuổi trời". Bèn ra chiếu thư, nhường thiên hạ cho Tào Phi.
Mùa đông năm ấy, Tào Phi phế truất Hán Văn Đế, tự lập làm Đại Ngụy Hoàng Đế. Lịch sử gọi là Ngụy Văn Đế. Vào ngày cử hành nghi thức lên ngôi, Tào Phi lên đàn tiếp nhận ngôi vị hoàng đế, Hán Văn Đế Lưu Hiệp đem ngọc tỷ tượng trưng cho quyền lực hoàng đế dâng hai tay trao cho Tào Phi, sau đó đến lượt các quan, bái lạy Ngụy Văn Đế lên ngôi. Sau khi nghi thức kết thúc, Tào Phi phong cho Lưu Hiệp làm Sơn Dương Công. Trong vùng đất được phong, vẫn theo lịch pháp của nhà Hán, cử hành lễ tế trời đất ở ngoài kinh thành theo nghi thức của thiên tử, khỉ dâng thư lên hoàng đế có thể không xưng thần.
Tào Phi lại truy tôn ông nội là Tào Tung làm. Thái Hoàng đế, còn cha là Tào Tháo làm Vũ Hoàng đế, tôn xưng mẹ là Biện thị làm Hoàng Thái hậu. Đến đây, Tào Phi đã hoàn thành đại nghiệp thay đổi triều đại.