GIEO QUẺ - XIN XĂM QUAN ÂM

Hướng dẫn xin Xăm Quan Âm

Trước khi xin xăm người xin cần phải tắm gội sạch sẽ, rửa tay, rửa mặt, quần áo chỉnh tề, trang nghiêm. Thành tâm nghĩ về việc mình muốn cầu xin.

Sau đó khấn:

Nam mô a-di-đà-phật.
Hôm nay giờ [Can Chi Giờ], ngày [Can Chi Ngày], tháng [Can Chi Tháng], năm [Can Chi Năm], tức ngày [dd/mm/yyyy] âm lịch.
Nay con có việc hồ nghi chưa quyết. Con dốc lòng thành kính, khấu đầu trăm lạy, bạch Đức Bạch Y Tầm Thanh, Cứu khổ Cứu Nạn, Đại từ đại bi, linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát, chứng minh quyết đoán cho.
Trong 100 quẻ thần tiên, con xin một quẻ. Nếu việc tốt ngài báo tốt, việc xấu ngài cứ báo xấu. Xin ngài báo ứng phân minh để con tỏ tường.
Nam mô Đại Từ Đại Bi, Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn, Linh Cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Đại Từ Đại Bi, Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn, Linh Cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Đại Từ Đại Bi, Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn, Linh Cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Khấn rồi nhấn GIEO QUẺ NGAY. Sau khi được quẻ thì nhấn vào quẻ để xem kiết hung.

Xin lưu ý rằng Gieo quẻ - Xin xăm là một hoạt động mang tính tín ngưỡng tâm linh, phải thành tâm khi xin quẻ, không lạm dụng việc xin quẻ và chớ nên xem đó như trò chơi giải trí.

Xăm Quan Âm là gì?

Quán Thế Âm (nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian"), là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi bật nhất trong Phật giáo Đại thừa (Phật giáo Bắc truyền).

Tên nguyên bản tiếng Phạn của vị Bồ-tát này là Avalokiteśvara. Tên tiếng Hán Quán Thế Âm Bồ-tát được phiên dịch từ tên tiếng Phạn này, "Avalokiteśvara Bodhisattva". Bồ-tát này thường được mô tả dưới nhiều dạng thân nam hay nữ. Trong Phật giáo Trung Quốc được biết đến với tên gọi đơn giản là Quan Âm. Tại Cam-pu-chia, ngài được gọi là Lokesvarak, ở Nhật Bản, ngài được gọi là Kanzeon hay Kannon. Câu niệm Namo Avalokiteshvara Bodhisattva (Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát) là câu niệm hồng danh của Quán Thế Âm Bồ tát.

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.
Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ-tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn.

Xin xăm Quan Âm có nguồn gốc từ Trung Quốc, tương truyền rằng mỗi khi gặp phải vấn đề khó khăn nào đó, người dân sẽ đến đền chùa để gieo quẻ với mong muốn Đức Quán Âm linh thiêng sẽ chỉ đường dẫn lối để biết được cát hung, tránh được những điều xấu sắp xảy đến. Bộ Quan Âm Linh Xăm có 100 quẻ xăm.

Ý nghĩa của việc xin Xăm Quan Âm

Xin Xăm Quan Âm là phương pháp gieo quẻ hỏi việc. Giúp xóa bỏ được nỗi lo âu, phiền muộn vì những điều trăn trở trong tương lai. Đồng thời việc xin Xăm Quan Âm cũng giúp mọi người vững tâm khi tiến hành mọi việc. Mỗi người nên tích đức, làm nhiều việc thiện, tấm lòng luôn hướng thiện. Cùng với việc thành tâm xin Xăm Quan Âm thì mọi việc sẽ được tốt lành.

Mặc dù nội dung của 100 quẻ Xăm Quan Âm truyền đạt không thể chính xác 100% mọi việc, nhưng tục lệ xin Xăm Quan Âm mang lại cảm giác yên tâm cho người xin. Ngày nay nó đã trở lại một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam ta.

Từ chối trách nhiệm: Mọi thông điệp, diễn giải từ quẻ xăm được chúng tôi trích dẫn lại từ các tài liệu tổng hợp được từ Đền, Chùa, Sách về quẻ xăm được phát hành và Internet, chúng tôi hoàn toàn không thêm, bớt, hoặc đưa ý kiến cá nhân vào đó. Do đó, quý bạn đọc xin cẩn trọng trong việc áp dụng thông tin từ quẻ xăm.

Thông tin và lời khuyên từ quẻ xăm không thể thay thế cho ý kiến chuyên môn trong các lĩnh vực y tế, tâm lý, pháp lý, tài chính, kinh doanh...