GIEO QUẺ - XIN XĂM TẾ CÔNG

Hướng dẫn xin Xăm Tế Công

Trước khi xin xăm người xin cần phải tắm gội sạch sẽ, rửa tay, rửa mặt, quần áo chỉnh tề, trang nghiêm. Thành tâm nghĩ về việc mình muốn cầu xin.

Sau đó khấn:

Trời Phật che chở, thánh thần có thiêng liêng. Có ngờ thì hỏi, có bói thì thông. Chữ rằng "Có lòng thành tức có thần chứng, có lời cầu xin tức có sự ứng nghiệm".

Hôm nay là ngày [Can chi ngày], tháng [Can chi tháng], năm [Can chi năm], nhằm ngày [dd/mm/yyyy] âm lịch.

Con tên [Họ tên], [tuổi] tuổi, ngụ tại [Nơi ở]. Nay con có việc hồ nghi chưa quyết, muốn biết về [Nói ngắn gọn, rõ ràng việc cần hỏi, xin]. Con dốc lòng thành kính, khấu đầu trăm lạy, dám xin cung thỉnh Đức Tế Công Hoạt Phật lai lâm chứng giám. Trong 125 quẻ xăm, cho con xin một quẻ đặng tỏ sự tình hay dở, kiết hung, tốt xấu ra sao. Hay khen, hèn chê, để chúng con biết đường mà lội, biết lối mà qua, hều có thể tránh dữ tìm lành, đổi tai thành phúc.

Nay kính khấn!

Khấn rồi nhấn GIEO QUẺ NGAY. Sau khi được quẻ thì nhấn vào quẻ để xem kiết hung.

Xin lưu ý rằng Gieo quẻ - Xin xăm là một hoạt động mang tính tín ngưỡng tâm linh, phải thành tâm khi xin quẻ, không lạm dụng việc xin quẻ và chớ nên xem đó như trò chơi giải trí.

Xăm Tế Công là gì?

Tế Công, dân gian hay gọi là Tế Điên Hòa Thượng, Tế Công Hoạt Phật. Là một vị sư tên khai sinh là Lý Tu Duyên, sau xuất gia tu hành và đắc đạo nên còn có hiệu là Thiền sư Đạo Tế, sống dưới thời Nam Tống. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Huệ Viễn Hạt Đường, thuộc đời thứ 13 tông Lâm Tế, phái Dương Kỳ.

Không giống với các tăng sĩ Phật giáo bình thường, sư không thích tuân theo giới luật và thích uống rượu, ăn thịt, đến những nơi như quán rượu, nhà dân mà không quan tâm việc người đời bàn tán, gièm pha. Người đời thấy hành động có vẻ điên khùng, kỳ quái như vậy nên đặt biệt danh cho sư là Tế Điên. Y phục của sư rách nát, bẩn thỉu khi đi từ nơi này đến nơi khác, thường xuyên té ngã khi đang say rượu. Tuy nhiên, sư rất tốt bụng và thể hiện tinh thần nhập thế cứu đời của Bồ Tát; sư thường sẵn sàng giúp đỡ những người thường, chữa trị cho những người bệnh và đấu tranh chống lại những điều bất công trong xã hội như những người giàu, có quyền thế ức hiếp dân nghèo,... Các vị sư trong chùa vì không hiểu được ý nghĩa những hành động quái lạ của Tế Công và sợ ảnh hưởng đến thanh danh, giới luật Phật giáo nên đẩy sư ra khỏi chùa và vì thế sư thường đi lang thang khắp nơi, không trú tại bất kỳ nơi nào cố định và giúp đỡ mọi người bất kỳ khi nào có thể.

Tế Công Hòa Thượng thọ 60 tuổi, thị tịch năm 1209. Dù không tuân thủ giới luật nhưng Tế Công là người từ bi, tượng trưng cho tinh thần trượng nghĩa và giúp đỡ những người nghèo khổ. Tế Công luôn bênh vực những người yếu đuối với rất nhiều câu chuyện được người đời ca tụng. Bên cạnh đó, người dân cũng tin rằng Ngài rất linh thiêng, thờ cúng tượng Tế Công không chỉ để ghi nhớ những điều mà Ngài đã làm mà còn mong cầu được cứu giúp khi gặp khó khăn.

Xăm Tế Công có 125 quẻ.

Ý nghĩa của việc xin Xăm Tế Công

Xin Xăm Tế Công là phương pháp gieo quẻ hỏi việc. Giúp xóa bỏ được nỗi lo âu, phiền muộn vì những điều trăn trở trong tương lai. Đồng thời việc xin Xăm Tế Công cũng giúp mọi người vững tâm khi tiến hành mọi việc. Mỗi người nên tích đức, làm nhiều việc thiện, tấm lòng luôn hướng thiện. Cùng với việc thành tâm xin Xăm Tế Công thì mọi việc sẽ được tốt lành.

Mặc dù nội dung của 125 quẻ Xăm Tế Công truyền đạt không thể chính xác 100% mọi việc, nhưng tục lệ xin Xăm Tế Công mang lại cảm giác yên tâm cho người xin. Ngày nay nó đã trở lại một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam ta.

Từ chối trách nhiệm: Mọi thông điệp, diễn giải từ quẻ xăm được chúng tôi trích dẫn lại từ các tài liệu tổng hợp được từ Đền, Chùa, Sách về quẻ xăm được phát hành và Internet, chúng tôi hoàn toàn không thêm, bớt, hoặc đưa ý kiến cá nhân vào đó. Do đó, quý bạn đọc xin cẩn trọng trong việc áp dụng thông tin từ quẻ xăm.

Thông tin và lời khuyên từ quẻ xăm không thể thay thế cho ý kiến chuyên môn trong các lĩnh vực y tế, tâm lý, pháp lý, tài chính, kinh doanh...